Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-CTĐP-SCT ngày 8/4/2019 của Cục Công Thương địa phương và Sở Công Thương tỉnh Gia Lai, về việc kế hoạch tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ VI, năm 2019 tại Gia Lai.

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019 chính thức khai mạc sáng 12/5. Đây là sự kiện lần thứ 3 được tổ chức ở Việt Nam với số lượng quốc gia tham dự nhiều nhất, nhiều tham luận nhất.

Thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2019, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương tổ chức Hội chợ thương mại Việt - Lào (VIETLAOEXPO 2019) tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, cụ thể như sau:

1. Mục tiêu: Quảng bá hình ảnh quốc gia, hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu Việt; Tăng cường xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có thể mạnh và khả năng phát triển thị trường xuất khẩu tại Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan; Tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng hóa tại thị trường Lào; Phát triển các dự án đầu tư tại Lào.

2. Quy mô: 250 gian hàng tiêu chuẩn (3m x 3m), trong đó Khu gian hàng Việt Nam là 120 gian hàng của các doanh nghiệp, đơn vị trưng bày và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ.

3. Thời gian: Từ ngày 27 tháng 6 đến ngày 01 tháng 7 năm 2019.

4. Địa điểm: Tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm quốc tế (Lao-Itecc), thủ đô Viêng Chăn, Lào.

5. Ngành hàng: Nông sản thủy sản và thực phẩm chế biến, may mặc - thời trang, điện - điện tử và điện gia dụng, máy và thiết bị công nghiệp, xây dựng và vật liệu xây dựng, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, dược phẩm và thiết bị y tế. dịch vụ thương mại, đầu tư...

6. Đối tượng tham gia: Doanh nghiệp, đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành và các tổ chức xúc tiến thương mại (các Trung tâm xúc tiến thương mại Tỉnh/Thành phố, các Hiệp hội ngành hàng), sau đây gọi tắt là doanh nghiệp.

7. Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có năng lực sản xuất, kinh doanh mặt hàng có khả năng cạnh tranh, có năng lực xuất khẩu, sản phẩm có mẫu mã và chất lượng phù hợp với thị trường Lào, nhân sự tham gia đoàn có đủ khả năng nghiệp vụ tham gia Hội chợ quốc tế.

8. Chi phí

a). Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình: 100% chi phí gian hàng; 100% chi phí trang trí tổng thể khu trưng bày của doanh nghiệp Việt Nam tại Hội chợ; 100% chi phí liên quan đến thông tin tuyên truyền xuất khẩu, mời khách đến tham quan và giao dịch tại Hội chợ.

Lưu ý: tùy theo từng ngành hàng, mỗi doanh nghiệp tham gia chương trình được hỗ trợ tối đa 04 gian hàng tiêu chuẩn (3m x 3m = 9m2).

b). Chi phí doanh nghiệp phải chịu khi tham gia chương trình

- 100% các chi phí xuất nhập cảnh, ăn, ở, đi lại...;

- 100% chi phí liên quan đến hàng hóa như: các loại thuế về hàng hóa khi tham gia Hội chợ, chi phí gửi hàng...;

- Chi phí dịch vụ tổ chức Đoàn: 3.600.000 đồng/gian hàng tiêu chuẩn (3m x 3m) hoặc 9m2 đất trống. Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu - Cục Xúc tiến thương mại (Đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức Đoàn) sẽ thu chi phí trên từ tiền đặt cọc của các doanh nghiệp tham gia Hội chợ và xuất hóa đơn tài chính cho các doanh nghiệp.

c). Chi phí đặt cọc để tham gia Hội chợ

- Mỗi doanh nghiệp phải đặt cọc 10 triệu đồng/01 gian hàng tiêu chuẩn hoặc 9m2 đất trống ngay khi nộp hồ sơ đăng ký tham gia.

- Tài khoản chuyển tiền đặt cọc

+ Tên tài khoản: Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu; Số tài khoản: 0011001510883;

+ Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam. Địa chỉ: 33 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

- Phương thức hoàn trả chi phí đặt cọc

+ Đối với các doanh nghiệp không được lựa chọn tham gia chương trình: Trung tâm Hỗ trợ xuất  khẩu - Cục Xúc tiến thương mại sẽ hoàn trả chi phí đặt cọc cho các doanh nghiệp này sau khi có quyết định thành lập Đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ.

+ Đối với các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình: Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu - Cục Xúc tiến thương mại sẽ tiến hành thanh quyết toán chi phí đặt cọc đối với các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tham gia chương trình.

+ Trong trường hợp các doanh nghiệp đã được lựa chọn tham gia Hội chợ nhưng hủy tham gia Hội chợ sau ngày 10 tháng 6 năm 2019 vì bất kỳ lý do nào sẽ không được hoàn trả chi phí đặt cọc. Phần chi phí này sẽ được Ban tổ chức sử dụng để bù đắp chi phí Nhà nước đã thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp thuê mặt bằng, dàn dựng gian hàng, trang trí tổng thể và tuyên truyền quảng bá.

9. Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia chương trình

- Hoàn thành hồ sơ đăng ký tham gia chương trình, nghĩa vụ về tài chính và thực hiện nghiêm chỉnh nội quy và quy định của Ban tổ chức Đoàn;

- Sau khi kết thúc Hội chợ, trong vòng 15 ngày các doanh nghiệp tham dự Hội chợ phải gửi báo cáo kết quả về Cục XTTM.

10. Yêu cầu về hồ sơ đăng ký tham gia chương trình

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y bản chính, đóng dấu đơn vị);

- Đơn đăng ký tham gia (mẫu 1 đính kèm);

- Danh sách nhân sự (mẫu 2 đính kèm);

- Đăng ký giới thiệu thông tin trên Catalogue của Hội chợ (mẫu 3 đính kèm);

- Cam kết tham gia chương trình (mẫu 4 đính kèm);

- Bản giải trình lý do đăng ký gian hàng đặt biệt (nếu có);

- Thông báo chương trình giới thiệu sản phẩm, khuyến mại...(nếu có).

Lưu ý: Doanh nghiệp khi đăng ký tham gia, gửi thêm 01 bản mềm Hồ sơ tham dự về địa chỉ: thanhnd@vietrade.gov.vn; thanhnd2410@gmail.com (gửi kèm theo 01 ảnh logo doanh nghiệp và 03 ảnh sản phẩm để giới thiệu trên catalogue của Hội chợ).

11. Thời hạn đăng ký tham gia

Trước ngày 27 tháng 5 năm 2019. Do số lượng gian hàng có hạn, Cục Xúc tiến thương mại sẽ thông báo chính thức tới các doanh nghiệp sau khi danh sách các doanh nghiệp tham gia được phê duyệt.

Các đơn vị quan tâm đề nghị gửi hồ sơ về:

Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE)

Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu;

Địa chỉ: Tầng 5, 20 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội;

Điện thoại: 04.39364792    Fax: 04. 39369491:

Người liên hệ: - Anh Nguyễn Đình Thành (máy lẻ 116);

                        - Anh Vũ Đức Vinh (máy lẻ 116)./.

Sáng ngày 18 tháng 4 năm 2019, Sở Công Thương Hà Nam tham dự Hội thảo, tập huấn “Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử” và Lễ ký cam kết “Nói không với hàng giả trong thương mại điện tử” do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐt và KTS) phối hợp với Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (CT và BVNTD) tổ chức tại Hà Nội.

Dự Hội thảo có ông Đặng Hoàng An - Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng các đồng chí lãnh đạo đại diện Tổng Cục quản lý thị trường, Cục TMĐT và KTS; Cục CT và BVNTD; các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương; Sở Công Thương các tỉnh và doanh nghiệp.

Hội thảo đã giới thiệu công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử (TMĐT); tình hình phát triển TMĐT và một số hành vi vi phạm phổ biến về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT; trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng trong TMĐT; phát động Chương trình “Nói không với hàng giả trong TMĐT”; giải pháp đẩy mạnh chống hàng giả trong TMĐT; định hướng một số hoạt động về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT. Theo đó, hầu hết cơ quan, đơn vị cùng các doanh nghiệp tham gia hội thảo đều nhất trí cao với chương trình “Nói không với hàng giả trong thương mại điện tử”, đặc biệt là các doanh nghiệp đưa ra nhiều giải pháp trong việc chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng.

Đại diện phía Hà Nam, Ông Nguyễn Liên Hồng – Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Hà Nam chia sẻ: Hội thảo đã diễn ra với các nội dung rất bổ ích, phản ánh một thực trạng khá phổ biến hiện nay là nhiều đối tượng lợi dụng để rao bán, quảng cáo, khuyến mại nhiều hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ một cách công khai, tràn lan trên các website, mạng xã hội, do đó công tác xử lý những vi phạm trong môi trường thương mại điện tử  trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Ông mong muốn trong thời gian tới tỉnh Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung sẽ hạn chế đáng kể và tiến tới không còn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT.