
Năm 2020, Việt Nam và các nền kinh tế trong khu vực đang gồng mình với căng thẳng thương mại quốc tế và dịch bệnh COVID-19 , nay tiếp tục phải đối mặt với cú sốc toàn cầu khi đại dịch tấn công các nền kinh tế lớn trên thế giới. Theo dự báo, với sự lan tràn của dịch COVID-19 và biến động tài chính tăng cao, triển vọng tăng trưởng cho Việt Nam và các nước trên thế giới đều gặp phải vô vàn khó khăn. Đối phó với dịch bệnh và tiếp tục phát triển đang là mục tiêu chung của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tiếp tục sản xuất kinh doanh trong điều kiện dịch bệnh chưa được kiềm chế, Chính phủ đã sớm ban hành nhiều chính sách chưa từng có trong tiền lệ, cụ thể, có hiệu lực tức thì. Bên cạnh đó, việc tiếp tục triển khai các chương trình quốc gia, trong đó có chương trình khuyến công quốc gia năm 2020 đã được phên duyệt, ban hành nhằm hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trên cả nước trong bối cảnh tình hình khó khăn là cố gắng rất lớn của các bộ ngành cũng như địa phương trên cả nước.
Theo báo cáo, đến nay, Bộ Công Thương đã chính thức giao kế hoạch cho các địa phương đơn vị triển khai, tổ chức thực hiện sau khi Bộ Tài Chính thống nhất phân bổ ngân sách theo quy định 100% các đề án, nhiệm vụ được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định 3872/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2019 với tổng kinh phí là 150 tỷ đồng đã được thông qua trên cơ sở đánh giá mức phù hợp của các đề án, nhiệm vụ trên nguyên tắc lập đề án khuyến công quốc gia theo quy định;mục tiêu, sự cần thiết và hiệu quả của đề án; tính hợp lí về sử dụng kinh phí, nguồn lực và cơ sở vật chất, kỹ thuật khác; năng lực của đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp, đơn vị thụ hưởng; khả năng kết hợp, lồng ghép các dự án, chương trình mục tiêu khác; sự phù hợp và đầy đủ của hồ sơ, tài liệu của đề án. Cụ thể:
- Chương trình nâng cao năng lực quản lý, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chiếm 5,78% tổng kinh phí;
- Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật: chiếm 58,37% tổng kinh phí;
- Chương trình phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu: chiếm 18,69% tổng kinh phí;
- Chương trình hỗ trợ tư vấn, cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công: chiếm 8.36% tổng kinh phí;
- Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết hợp tác kinh tế và phát triển các Cụm công nghiệp:chiếm 4,6% tổng kinh phí;
- Chương trình hợp tác quốc tế và nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công : chiếm 4,2% tổng kinh phí.
Nhìn bức tranh tổng thể của Chương trình khuyến công quốc gia (KCQG) năm 2020, nội dung hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật tiếp tục giữ mảng màu chủ đạo. Chương trình tập trung hỗ trợ ứng dụng để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự là động lực chủ yếu của tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng các cơ sở CNNT, góp phần đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành và nội ngành dựa vào lợi thế so sánh, mang lại hiệu quả và sức cạnh tranh cho khu vực nông thôn và cả nền kinh tế.
Bên cạnh đó, chương trình KCQG năm 2020 cũng được triển khai đúng tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, theo hướng tập trung phát triển ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao; tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo. Tiếp tục tham gia phát triển một số ngành chế biến, chế tạo. Tiếp tục tham gia phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của khu vực nông thôn và nền kinh tế nói chung. Tăng cường kết nối các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn tại địa phương và liên vùng. Tham gia ở mức cao hơn, sâu hơn trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước và khu vực. Nhiều địa phương tận dụng lợi thế cạnh tranh về vùng nguyên liệu, thậm chí cả những vùng trước đây được coi là “tiểu sa mạc”, thông qua chương trình khuyến công đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại, hiệu quả với quy mô phù hợp theo từng ngành hàng, sản phẩm và thị trường.
Hiện nay, đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và ảnh hưởng lớn đến kinh tế- xã hội của nước ta. Do vậy, chương trình KCQG là một trong những chương trình cóp vai trò quan trọng trong việc thể hiện tinh thần của Chính phủ và các cấp chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở CNNT nhằm hướng tới thực hiện ‘nhiệm vụ kép”, vừa ưu tiên phòng chống dịch, vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát huy tinh thần yêu nước, kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, cơ sở CNNT biến thách thức thành cơ hội, tái cấu trúc doanh nghiệp, tạo động lực cho phát triển. Trong bối cảnh này, ngoài vốn ngân sách trung ương từ Chương trình KCQG, Sở Công Thương, Trung tâm khuyến công các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập trung khảo sát, hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp, cơ sở CNNT trên địa bàn; tăng cường thêm nguồn lực từ ngân sách địa phương trên tinh thần đồng hành, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong điều kiện đamt bảo an toàn, vực dậy tăng trưởng của khu vực nông thôn, góp phần tái khởi động nền kinh tế ứng phó với đại dịch COVID-19.
- Hội chợ Thương mại và Sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025 (15-05-2020)
- Mời tham gia các chương trình, hoạt động, sự kiện xúc tiến thương mại (15-05-2020)
- Mời tham dự “Hội nghị kết nối cung cầu các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP gắn với ứng dụng chuyển đổi số - Quảng Bình năm 2025” (15-05-2020)
- Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2025 (15-05-2020)
- Mời tham gia “Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ kết hợp Hội chợ Xúc tiến Thương mại, sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền – tỉnh Vĩnh Long năm 2025”. (15-05-2020)