Trong 6 tháng đầu năm 2019, Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) cùng với các tổ chức, đơn vị trên cả nước đang tích cực triển khai thực hiện các hoạt động khuyến công.
Theo Báo cáo, tính đến tháng 6/2019 việc ký hợp đồng thực hiện các đề án khuyến công quốc gia (KCQG) giữa Cục Công Thương địa phương và các đơn vị thực hiện đã cơ bản được hoàn tất. Với việc đổi mới công tác giao, triển khai các đề án khuyến công và sự vào cuộc của các đơn vị được giao triển khai đề án nên ngay sau khi được giao kinh phí khuyến công việc ký kết hợp đồng triển khai đề án giữa Cục Công Thương địa phương và các đơn vị đã nhanh chóng được thực hiện. Cùng đó, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong các khâu: Khảo sát lập đề án, thường xuyên bám sát tình hình, khả năng thực hiện đề án của đơn vị thụ hưởng….nên năm 2019 đã giảm thiểu số đề án ngừng, điều chỉnh so với các năm trước.
Ngày 15 tháng 5 năm 2019, Cục Công Thương địa phương đã có Văn bản số 382/CTĐP-QLKC về việc thực hiện kế hoạch KCQG năm 2019 và xây dựng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2020. Theo đó, Cục Công Thương địa phương tiếp tục đổi mới công tác giao, triển khai các đề án khuyến công. Cụ thể, đổi mới cách thức xây dựng kế hoạch, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả để hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu phù hợp với tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương; xây dựng đề án KCQG điểm, đề án KCQG nhóm, đề án hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đạt cấp khu vực, cấp quốc gia.
Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, để phát huy được vai trò của KCQG thì các hoạt động khuyến công cần đổi mới cả về nội dung, hình thức gắn với chất lượng, hội nhập, khả năng cạnh tranh, đây là nội dung quan trọng hướng đến trong thời gian tới. Cụ thể, hoạt động khuyến công cần khắc phục và giảm mạnh việc khảo sát, xây dựng các đề án dàn trải, phân tán, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp. Chú trọng phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp ưu tiên cho quá trình hiện đại nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn; gắn kết sản xuất với phát triển dịch vụ công nghiệp; các ngành nghề đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hỗ trợ có hiệu quả công nghiệp chế tạo, chế biến; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất vật tư và máy nông nghiệp; công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phi tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất chất lượng của các cơ sở CNNT. Tăng cường hỗ trợ các đề án, dự án đầu tư sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường….
Bên cạnh đó, các Sở Công Thương cần tham mưu UBND tỉnh, thành phố tăng mức hỗ trợ kinh phí khuyến công địa phương đối với các huyện nghèo, địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn, xã nông thôn mới; hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm để các đề án tạo nên chuỗi giá trị trong một số ngành, lĩnh vực là thế mạnh điển hình của địa phương; đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền, cung cấp kịp thời thông tin về cơ chế chính sách đối với hoạt động khuyến công…
- KẾ HOẠCH Tổ chức Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt (24-07-2019)
- MỜI THAM GIA HỘI CHỢ FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT NĂM 2024 (24-07-2019)
- Mời tham gia Đoàn giao dịch thương mại và đầu tư tại Cộng hoà Ba Lan, Cộng hoà Séc và Thụy Sỹ (24-07-2019)
- Triển lãm và Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về công nghệ sản xuất và chế biến Rau, Hoa, Quả HORTEX VIETNAM 2025 (24-07-2019)
- “Hội chợ Triển lãm Xúc tiến Thương mại Vùng Biên giới - Đồng Tháp năm 2024”. (24-07-2019)