Ban Thư ký WTO đã công bố một báo cáo cập nhật tình hình các nước thành viên WTO sử dụng các biện pháp thương mại đối với việc tiếp cận các hàng hóa thiết yếu và dịch vụ y tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Thương mại đóng một vai trò trong việc cải thiện khả năng tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ y tế quan trọng kể từ khi bắt đầu đại dịchCovid-19. Tình trạng thiếu trang thiết bị y tế và bảo hộ cá nhân (PPE) đã khá phổ biến trên khắp thế giới trong giai đoạn đầu của đại dịch và sau đó dần được giải quyết nhờ do sản xuất và thương mại được mở rộng để đáp ứng nhu cầu gia tăng. Dữ liệu ban đầu của 41 quốc gia cho thấy thương mại hàng hóa y tế đã tăng 38,7% trong nửa đầu năm 2020, mặc dù một số nước đang phát triển vẫn gặp khó khăn trong việc có được nguồn cung hàng hóa với mức giá phải chăng.
Ngoài ra, báo cáo cập nhật và phân tích các biện pháp liên quan đến thương mại mà các thành viên đã áp dụng, từ việc cắt giảm hoặc hoãn thuế tạm thời, điều chỉnh thuế và phí đối với các vật tư y tế quan trọng cho đến đơn giản hóa thủ tục hải quan và thông quan tại biên giới.
Báo cáo cũng xem xét các biện pháp liên quan đến sở hữu trí tuệ mà các thành viên đã sử dụng để tạo điều kiện đổi mới và tiếp cận các công nghệ liên quan đến phòng chống và ứng phó với Covid-19, bao gồm cả những nỗ lực thúc đẩy quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu về bằng sáng chế liên quan và trao đổi dữ liệu về thử nghiệm lâm sàng đối với các loại vắc-xin và các loại thuốc điều trị Covid-19.
COVID-19 tiếp tục gây áp lực lớn chưa từng có lên các hệ thống y tế toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện vẫn lo ngại về những đợt bùng phát tiếp theo, nhất là khi mùa đông đang đến gần. Tuy nhiên, tình trạng thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân y tế (PPE) trong giai đoạn đầu của đại dịch đã giảm bớt khi sản xuất và thương mại mở rộng để đáp ứng nhu cầu gia tăng.
2.Tạo thuận lợi thương mại để duy trì các chuỗi cung ứng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Vào ngày 25 tháng 3 năm 2020, Tổng Giám đốc WTO khi đó là Roberto Azevêdo đã kêu gọi một giải pháp toàn cầu để giải quyết thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra với tuyên bố: "Không quốc gia nào có thể tự cung tự cấp, bất kể quốc gia đó hùng mạnh hay tiên tiến đến đâu. Thương mại là cần thiết cho sản xuất và cung cấp hiệu quả hàng hóa và dịch vụ cơ bản, vật tư và thiết bị y tế, thực phẩm và năng lượng".
Vào ngày 26 tháng 3 năm 2020, các nhà lãnh đạo G20 đã đưa ra một tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh bất thường về COVID-19.Tại đó, họ nhất trí cùng nhau khắc phục những gián đoạn thương mại quốc tế và giữ cho thị trường mở.
Vào ngày 30 tháng 3 năm 2020, các Bộ trưởng thương mại G20 tuyên bố: "Chúng tôi đang tích cực làm việc để đảm bảo dòng chảy liên tục của hàng hóa, đặc biệt là các thiết bị và vật tư y tế quan trọng, các sản phẩm nông nghiệp và hàng hóa và dịch vụ thiết yếu khác qua biên giới, để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe của công dân, chúng tôi sẽ thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để tạo thuận lợi cho thương mại các mặt hàng thiết yếu đó"
Vào ngày 14 tháng 5 năm 2020, các Bộ trưởng thương mại G20 đã tái khẳng định quyết tâm hợp tác để giảm thiểu tác động của COVID-19 đối với thương mại và tán thành "Các hành động của G20 nhằm hỗ trợ thương mại và đầu tư quốc tế trong ứng phó với COVID-19". Các biện pháp phối hợp ngắn hạn tập trung vào các quy định thương mại, tạo thuận lợi thương mại, minh bạch hóa thị trường, đảm bảo mạng lưới logistics và hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs). Các hành động dài hạn tập trung vào việc hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương, xây dựng khả năng phục hồi kinh tế và tăng cường đầu tư.
Một loạt các tuyên bố và đề xuất khác đã được các thành viên WTO đưa ra, bao gồm các tuyên bố của Nhóm các nước châu Phi, Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Nhóm Cairns, Nhóm các nước kém phát triển và Nhóm Ottawa.
Vào ngày 25 tháng 7 năm 2020, tuyên bố về “Tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông các mặt hàng thiết yếu” đã được các Bộ trưởng thương mại của các nước thành viên APEC ban hành
Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay là một trong những nội dung quan trọng được nêu tại Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 14/7/2020 của Chính phủ.
Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ thống nhất đánh giá: Với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước; sự chỉ đạo điều hành chủ động quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhất là sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của Nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, chúng ta đã tạo nên sức mạnh to lớn và những kết quả quan trọng trong việc thực hiện “mục tiêu kép”. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng nhờ sự nỗ lực vượt bậc của cả nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020 vẫn có những điểm sáng. Chúng ta duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, kinh tế không bị rơi vào suy thoái, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 1,81% tuy thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua nhưng là mức tăng thuộc nhóm cao nhất so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Công tác an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, đặc biệt là việc triển khai gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch. Đời sống người dân được bảo đảm.
Tuy nhiên, dịch COVID-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và triển vọng kinh tế toàn cầu là rất khó khăn. Trong nước, khó khăn, thách thức trong thời gian tới còn rất lớn, mặc dù kinh tế vĩ mô ổn định nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trước tình hình đó, Chính phủ yêu cầu từng bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt phương châm của năm 2020 là: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả”; chủ động, đổi mới cách làm, nâng cao năng lực, tranh thủ thời cơ, quyết liệt hành động, phát huy tinh thần đoàn kết, thể hiện bản lĩnh, tinh thần Việt Nam, sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước cùng vượt qua khó khăn, thách thức; tuyệt đối không chủ quan, nhận diện đúng tình hình, sát sao hơn nữa trong điều hành, có giải pháp cụ thể, đồng bộ, phù hợp tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.
- Chính phủ yêu cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng triệt để tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất các khoản vay hiện hữu và các khoản cho vay mới; đơn giản hóa quy trình, thủ tục, hồ sơ nhằm tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay; nghiên cứu, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng cho vay phù hợp đối với từng loại hình doanh nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh các giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường; phấn đấu xuất khẩu gạo thuộc nhóm các nước đứng đầu thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu các loại nông sản.
Bộ Công Thương đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án công nghiệp trọng điểm, nhất là các dự án năng lượng. Tập trung xử lý hàng tồn kho. Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phối hợp với bộ, ngành, địa phương có giải pháp đồng bộ tăng năng lực cạnh tranh hàng hóa Việt Nam; xây dựng, triển khai các chương trình giảm giá, kích cầu tiêu dùng; phát triển các kênh phân phối, tận dụng cơ hội đẩy mạnh thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các giải pháp cắt giảm quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Xây dựng Chương trình Chuyển đổi số và ban hành trong năm 2020, tăng chi tiêu cho chuyển đổi số để thu hút các doanh nghiệp tập trung đầu tư. Khẩn trương triển khai Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia để chia sẻ, khai thác dữ liệu, hoàn thành trong tháng 9 năm 2020. Tận dụng các hệ thống thông tin sẵn có, chủ động, huy động nguồn lực tại chỗ để bảo đảm khả năng sẵn sàng tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của các thủ tục hành chính, đưa dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 4.
Tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc thông qua thực hiện triệt để việc gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng, hoàn thành các chỉ tiêu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao; khẩn trương kết nối, tích hợp hệ thống thông tin báo cáo, Trung tâm chỉ đạo, điều hành, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ các vấn đề đã được quyết nghị như giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020, gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đến hết năm 2020. Xem xét mở rộng đối tượng, sắc thuế và kéo dài thời gian được gia hạn nộp thuế phù hợp. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định để thi hành Nghị quyết của Quốc hội về giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Chính phủ ban hành trong tháng 8 năm 2020.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ trong tháng 7 năm 2020 để trình Quốc hội việc miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Bộ Tài chính khẩn trương báo cáo đề xuất Chính phủ xem xét, sửa đổi quy định về tài sản bảo đảm tiền vay tại Nghị định 97/2018/NĐ-CP chậm nhất trong tháng 8 năm 2020 nhằm tháo gỡ vướng mắc liên quan cho các dự án vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
Chính phủ yêu cầu các địa phương khẩn trương tổ chức triển khai công tác lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; thực hiện tốt công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, ưu tiên quỹ đất để thu hút các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng trong chuỗi giá trị toàn cầu.
3 Minh bạch thông tin về các biện pháp thương mại
Nền tảng chính của cam kết giữ cho thị trường mở và các chuỗi cung ứng không bị gian đoán chính là tính minh bạch. Ngoài các nguyên tắc về minh bạch trong các Hiệp định của các nước thành viên WTO, “Cơ chế Rà soát Chính sách thương mại” còn nâng cao tính minh bạch đa phương thông qua việc xem xét các báo cáo giám sát thương mại do Tổng giám đốc WTO đệ trình.
Vào ngày 29 tháng 6 năm 2020, WTO đã công bố một báo cáo giám sát đối với các biện pháp thương mại của các nước thành viên G20. Theo đó, các biện pháp liên quan tạo thuận lợi cho thương mại đang bắt đầu vượt xa các biện pháp hạn chế thương mại.Tính đến giữa tháng 5 năm 2020, 70% tất cả các biện pháp liên quan đến COVID19 là tạo thuận lợi thương mại. Vào ngày 24 tháng 7 năm 2020, WTO đã công bố một báo cáo giám sát bao gồm tất cả các thành viên.
Nhìn chung, các thành viên và quan sát viên của WTO đã thực hiện 363 biện pháp thương mại mới và liên quan đến thương mại trong thời gian từ giữa tháng 10 năm 2019 đến giữa tháng 5 năm 2020, trong đó 198 biện pháp mang tính chất tạo thuận lợi thương mại và 165 biện pháp hạn chế thương mại.
70% trong số các biện pháp này (256 biện pháp) có liên quan đến đại dịch COVID-19.Trong số 256 biện pháp này, 147 biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại và 109 biện pháp hạn chế thương mại. Trong giai đoạn đầu của đại dịch, một số biện pháp do các thành viên WTO và các quan sát viên đưa ra đã hạn chế dòng chảy tự do thương mại, chủ yếu đối với xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung hàng hóa trong nước.
Tuy nhiên, tính đến giữa tháng 5 năm 2020, 57% các biện pháp liên quan đến COVID-19 là tạo thuận lợi thương mại. Khoảng 28% các hạn chế thương mại cụ thể trong COVID-19 do các thành viên WTO và các quan sát viên thực hiện đã bị bãi bỏ vào giữa tháng 5/2020.
Việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan chiếm khoảng 2/3 các biện pháp tạo thuận lợi thương mại nhập khẩu được báo cáo cho Cơ quan Rà soát Chính sách Thương mại.Phần còn lại bao gồm các chính sách như đơn giản hóa thủ tục hải quan (20%); và giảm/ miễn thuế và phí nhập khẩu khác (11%).
Một số thành viên và quan sát viên (chủ yếu là các nhà nhập khẩu ròng) đã giảm thuế đối với nhiều loại hàng hóa như PPE, chất khử trùng, chất khử trùng, thiết bị y tế và dược phẩm. Trong nhiều trường hợp, việc cắt giảm thuế quan cũng đi kèm với việc miễn thuế giá trị gia tăng (VAT), các loại thuế nội địa khác và các khoản phí và lệ phí khác.
Các động thái để tạm thời loại bỏ thuế nhập khẩu được hỗ trợ bởi việc xuất bản hướng dẫn về phân loại hải quan đối với vật tư y tế quan trọng phục vụ phòng chống COVID-19 của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào tháng 3 năm 2020 và sau đó được cập nhật vào ngày 9 tháng 4 năm 2020. Điều này đã giúp các chính phủ để xác định hàng hóa mà họ có thể loại bỏ hoặc giãn thuế, phí và lệ phí, và có thể yêu cầu các thủ tục hải quan nhanh chóng.
Các hoạt động giám sát thương mại của WTO nhấn mạnh rằng 12 nền kinh tế G20 đã giảm hoặc hoãn áp dụng thuế quan đối với nhiều loại hàng hóa y tế quan trọng liên quan đến COVID-19 như PPE, chất khử trùng, thiết bị y tế và dược phẩm.
WTO cũng khuyến nghị các biện pháp thuận lợi hóa thương mại cần thực hiện trong thời gian tới như:
• Đảm bảo rằng các ủy ban tạo thuận lợi thương mại quốc gia được thành lập theo TFA đều quen thuộc với các biện pháp ứng phó với các tình huống liên quan đến dịch bệnh COVID-19;
• Nếu các nhà nhập khẩu một số sản phẩm cần được ủy quyền, cần mở rộng danh sách các nhà nhập khẩu được ủy quyền để tạo thuận lợi cho giao thương các mặt hàng cần thiết;
• Tăng cường các thủ tục hải quan trực tuyến, cho phép nộp hồ sơ hải quan bất kỳ lúc nào để đẩy nhanh thời gian thông quan, tránh trường hợp tắc nghẽn hoặc lây nhiễm chéo tại các địa điểm thông quan;
• Cung cấp dịch vụ xác minh và đánh giá sau xuất xưởng để kiểm soát việc tuân thủ phân loại thuế quan, định giá, xuất xứ, v.v.;
• Ưu tiên kiểm tra và xét nghiệm đối hàng hóa y tế quan trọng phòng chống COVID-19 nhưng nên giữ số lượng thủ tục ở mức tối thiểu đối với các hàng hóa khác;
Đối với các quốc gia có chung đường biên giới, việc hợp tác tăng thêm giờ làm việc có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc vận chuyển hàng hóa quan trọng qua biên giới. Các nghĩa vụ khác nhau được quy định tại Điều V của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại và Điều 11 của TFA về vấn đề này.
Biện pháp phòng vệ thương mại trong các FTA
Khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia cam kết cắt giảm những rào cản thương mại để hàng hóa có thể lưu thông một cách tối đa qua biên giới các nước. Tuy nhiên, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép, áp dụng một số biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) trong những trường hợp hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh không công bằng, gây thiệt hại đáng kể để bảo vệ ngành sản xuất của nước nhập khẩu.
Thông thường, PVTM bao gồm 3 biện pháp cơ bản như: Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Về bản chất, biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp được áp dụng để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khẩu (như bán phá giá hoặc được trợ cấp). Trong khi đó, biện pháp tự vệ là công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa trong nước, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước do hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến.
Hiện nay, các FTA truyền thống và FTA thế hệ mới đều đã có điều khoản về PVTM. Hầu hết các FTA đều có mục tiêu xóa bỏ toàn bộ rào cản đối với thương mại và các thành viên tham gia FTA đều kỳ vọng sẽ hạn chế, hoặc không áp dụng các biện pháp PVTM trong nội khối. Tuy nhiên, việc loại bỏ rào cản thuế quan trong FTA đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp PVTM, vì các ngành sản xuất trong nước vẫn tiếp tục tìm kiếm sự bảo vệ khị cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Theo thống kê, đến nay, tổng số hiệp định thương mại Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán là 20 hiệp định, trong đó 12 FTA đang thực thi (ASEAN, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Australia - NewZealand, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Nhật Bản, Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Chi Lê, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP). Trong các FTA kể trên, CPTPP và EVFTA được coi là FTA thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực phi thương mại.
Về PVTM, các FTA thế hệ mới có nhiều điểm kế thừa và phát huy, nội dung quy định chặt chẽ hơn so với các FTA trước đó. Chẳng hạn như: CPTPP khẳng định lại các nguyên tắc của Hiệp định về biện pháp tự vệ của WTO, tuy nhiên, bổ sung thêm một quy trình tự vệ mới bên cạnh quy trình tự vệ theo WTO. Theo đó, các nước có thể duy trì 02 nhóm biện pháp tự vệ bao gồm: Tự vệ toàn cầu (tự vệ theo WTO như trước nay vẫn áp dụng) và tự vệ trong thời gian chuyển đổi (tự vệ riêng của CPTPP).
Về biện pháp tự vệ toàn cầu, chương PVTM trong Hiệp định CPTPP bổ sung thêm quy định mang tính WTO+, đó là khi áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, một nước thành viên có thể loại trừ hàng hóa nhập khẩu từ một nước thành viên CPTPP khác trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia đó không phải là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng.
Với cam kết CPTPP, một nước CPTPP khi áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu có thể loại trừ các sản phẩm có xuất xứ mà áp dụng hạn ngạch thuế quan hoặc nằm trong danh mục cắt giảm thuế của nước đó nếu việc nhập khẩu các hàng hoá này không phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của nước đó. Nói cách khác, khi một nước CPTPP áp dụng một biện pháp tự vệ toàn cầu, thì có thể loại trừ không áp dụng đối với các hàng hoá có xuất xứ từ một nước CPTPP khác.
- KẾ HOẠCH Tổ chức Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt (22-10-2020)
- MỜI THAM GIA HỘI CHỢ FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT NĂM 2024 (22-10-2020)
- Mời tham gia Đoàn giao dịch thương mại và đầu tư tại Cộng hoà Ba Lan, Cộng hoà Séc và Thụy Sỹ (22-10-2020)
- Triển lãm và Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về công nghệ sản xuất và chế biến Rau, Hoa, Quả HORTEX VIETNAM 2025 (22-10-2020)
- “Hội chợ Triển lãm Xúc tiến Thương mại Vùng Biên giới - Đồng Tháp năm 2024”. (22-10-2020)