![](/media/cache/ef/66/ef662cb3259d6b0243fe662944e00ed6.jpg)
Đồng tiền kỹ thuật số dựa trên công nghệ blockchain là một xu thế, mang lại nhiều lợi ích lớn, mở ra các dịch vụ thông minh, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Vì thế, Việt Nam cũng cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng với bước đi phù hợp để hạn chế rủi ro, tận dụng những giá trị mang lại từ xu thế mới này...
Chính phủ vừa giao cho Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong giai đoạn 2021-2023. Đây là một bước tiến lớn, bắt nhịp với xu hướng nghiên cứu, phát triển và thí điểm tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành (CBDC) đang diễn ra trên toàn cầu.
Xu thế mới được nhiều nước hướng tới
Là người nghiên cứu sâu về công nghệ blockchain, Trưởng phòng Lab Blockchain (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Fintech (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam), khẳng định tiền kỹ thuật số là một xu thế phát triển tất yếu. Theo Tiến sĩ, hiện nay, một số nước trong khu vực đã thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số. Nhiều nước trên thế giới như các quốc gia EU đang có xu hướng sẽ phát hành đồng tiền kỹ thuật số để thay thế dần đồng tiền giấy truyền thống. Đồng tiền kỹ thuật số sẽ là đồng tiền pháp định của Nhà nước phát hành chứ không phải là các đồng coin đào trên mạng.
CBDC có vai trò như tiền truyền thống, nhưng ở dạng số, được phát hành và quản lý bởi Ngân hàng Trung ương. Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) ước tính, trong vòng 3 năm tới, khoảng 20% dân số thế giới có thể tiếp cận được CBDC. Việc đề cập nghiên cứu thí điểm ở thời điểm hiện tại có hơi chậm so với một số nước trên thế giới nhưng nhìn về tổng thể, trên thực tế chưa có nhiều nước áp dụng triển khai tiền kỹ thuật số. Việc phát triển CBDC chắc chắn sẽ xảy ra và đang ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm thực hiện.
Từ thực tế xét trên góc độ toàn cầu, theo các chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV, cho biết quá trình phát hành đồng CBDC có sự khác biệt lớn giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước mới nổi, có thể chia thành ba nhóm chính. Cụ thể, nhóm tiên phong bao gồm các quốc gia như Trung Quốc, Thụy Điển, Uruguay, Barbados, Bahamas… Trong đó, Trung Quốc đã phát hành đồng CBDC dựa trên cơ chế hai tầng, phục vụ bán buôn và bán lẻ, thử nghiệm bắt đầu từ cuối năm 2020.
Nhóm ủng hộ tích cực và đang nghiên cứu phát hành như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sỹ, Pháp, Ảrập Xêút và Các tiểu vương quốc Ảrập (UAE), Campuchia, Ecuador, Đông Caribê, Canada, Thái Lan, Singapore…Nhóm thận trọng xem xét gồm có Mỹ, Đức, Anh, Nga… bởi lo ngại những tác động tiêu cực, rủi ro do CBDC mang lại đối với sự ổn định tài chính, cấu trúc ngân hàng, sự gia nhập của các tổ chức phi ngân hàng trong hệ thống tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ.
Đưa VND thành đông tiền kỹ thuật số có chủ quyền
Tiền kỹ thuật số sẽ mang lại nhiều lợi ích, tính năng ưu việt hơn so với tiền giấy truyền thống, giảm chi phí phát hành, in ấn, vận chuyển, kiểm kê, bảo quản... Nhấn mạnh điều này, Trưởng phòng Lab Blockchain (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Fintech (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) cho rằng dựa trên công nghệ bkockchain, đồng tiền kỹ thuật số có thể được áp dụng trong các hợp đồng thông minh (Smart Contract); mở ra các dịch vụ tiện ích thông minh mới mà đồng tiền giấy khó có thể làm được.
Ngoài ra, đồng tiền kỹ thuật số cũng giúp kiểm soát tốt hơn vấn đề tiền giả, các hoạt động vi phạm khác như rửa tiền, tài trợ khủng bố…Việc thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ blockchain sẽ mở ra cơ hội cho các đơn vị chuyên nghiên cứu về blockchain cũng như công nghệ tài chính Fintech.
Theo các chuyên gia, nghiên cứu và phát triển CBDC được coi là bước tiến quan trọng trong việc xoay trục tài chính quốc gia theo xu hướng mới, tiến tới đưa VND trở thành đồng tiền kỹ thuật số có chủ quyền, có kiểm soát. Điều này khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc chạm gần hơn đến mục tiêu tài chính toàn diện quốc gia và nền kinh tế số đến năm 2030 và xa hơn. Bản chất tiền kỹ thuật số có chủ quyền quốc gia là hình thức “điện tử hóa” dạng vật chất của tiền mặt nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lượng cung tiền, vẫn có thể tạo dư địa cho chính sách tiền tệ và điều tiết tốt hơn các chính sách vĩ mô khác.
Đồng CBDC trên nền tảng công nghệ blockchain và sự đảm bảo bởi uy tín của Ngân hàng Nhà nước sẽ mang lại những lợi ích và tác động dài hạn, góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ có điều kiện phát triển tốt hơn như huy động vốn cộng đồng (crowd-funding), các dịch vụ fintech…
Phân tích sâu về những lợi ích này, chuyên gia cho rằng đồng CBDC thúc đẩy thanh toán, giao dịch không dùng tiền mặt và sự phát triển của dịch vụ thanh toán, tài chính hiện đại nhờ sự thuận tiện, an toàn, tin cậy cao, chi phí thấp, hạn chế rủi ro của việc dùng tiền mặt, với chi phí phát hành và lưu thông cao, rủi ro kiểm đếm, tiền giả, không đảm bảo tiêu chí xanh, thân thiện môi trường.
Ngoài ra, đồng CBDC còn nâng cao vị thế của đồng tiền pháp định trong nước, gia tăng sức mạnh khi được tương thích với các hệ thống thanh toán xuyên biên giới; hỗ trợ tích cực tăng trưởng kinh tế, thông qua thúc đẩy kinh tế số, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, các mô hình kinh doanh trên nền tảng số, giao dịch số. Đồng thời, đồng CBDC tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính đối với người dân và doanh nghiệp, qua đó góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện; góp phần tăng cường khả năng đối phó với các hoạt động phi pháp như rửa tiền, trốn thuế, tài trợ khủng bố, tham nhũng, hacker và tội phạm mạng nhờ tính minh bạch và công khai hơn.
Nghiên cứu ký, thận trọng, có bước đi phù hợp
Tất nhiên, bên cạnh những lợi ích, các chuyên gia cũng chỉ ra những rủi ro, thách thức khi triển khai tiền kỹ thuật số. Đó là mức độ chấp nhận thấp do tâm lý, hiểu biết kỹ thuật chưa nhiều, hoặc những rủi ro ảnh hưởng uy tín đến các tổ chức tài chính, trung gian thanh toán khi lỗi, vi phạm xảy ra.
Bên cạnh đó là những rủi ro kỹ thuật và thách thức đối với điều hành của Ngân hàng Trung ương và các cơ quan quản lý, nhất là đối với giao dịch xuyên biên giới. Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong phát triển tiền kỹ thuật số cũng như các ví điện tử chính là vấn đề an toàn thông tin. Việc sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ blockchain đã hạn chế rất nhiều những lo ngại này nhưng theo Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn, Việt Nam vẫn phải có những phương án cụ thể để đảm bảo an toàn thông tin bảo mật nếu khi phát triển ứng dụng tiền kỹ thuật số cho các hoạt động thanh toán.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn cần mở rộng hơn nữa hạ tầng Internet. Mặc dù độ phủ Internet ở Việt Nam hiện nay đã rất rộng đến các khu vực, vùng miền trên cả nước nhưng ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế.
Chuyên gia khuyến cáo Việt Nam cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng với bước đi phù hợp nhưng “cũng không nên quá bảo thủ, quá thận trọng đến mức cản trở tiến trình chuyển đổi số quốc gia”. “Khi mở ra, tiền kỹ thuật số có thể sử dụng cho mọi giao dịch, nhưng nên bắt đầu bằng thí điểm giao dịch nhỏ lẻ ở một số thành phố, qua một số ngân hàng, rồi sau đó mới nhân rộng”, chuyên gia này gợi ý.
“Tiền kỹ thuật số là một xu thế, mở ra nhiều dịch vụ tiện ích thông minh”
Đồng tiền kỹ thuật số dựa trên công nghệ Blockchain sẽ mở ra các dịch vụ tiện ích thông minh mới, đồng thời giúp kiểm soát tốt hơn vấn đề tiền giả, rửa tiền, tài trợ khủng bố…Tiền kỹ thuật số là một xu thế phát triển tất yếu và mang lại nhiều lợi ích. Hiện nay trong khu vực, một số nước như Trung Quốc, Campuchia đã thử thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số.
Theo Trưởng phòng Lab Blockchain (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Fintech (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) nói với VnEconomy ngay sau khi Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước chủ trì để nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain). Nhiều nước trên thế giới như EU đang có xu hướng sẽ phát hành đồng tiền kỹ thuật số để thay thế dần đồng tiền giấy truyền thống hiện nay. Đồng tiền kỹ thuật số sẽ mang lại nhiều tính năng ưu việt hơn so với tiền giấy truyền thống.
Việc đề cập nghiên cứu thí điểm ở thời điểm hiện tại mặc dù có hơi chậm so với một số nước trên thế giới nhưng nhìn về tổng thể, trên thực tế lại chưa có nhiều nước áp dụng triển khai tiền kỹ thuật số. Thuật ngữ tiền ảo về mặt học thuật là không sai bởi tất cả những đồng tiền không phải là giấy thì đều được gọi là tiền ảo. Nhưng về mặt xã hội có thể sẽ gây ra những hiểu nhầm khi người nghe hai từ “tiền ảo” thường sẽ nghĩ đến đó là những đồng coin trên thị trường hiện nay.
Dựa trên công nghệ Bkockchain, đồng tiền kỹ thuật số có thể được áp dụng trong các hợp đồng thông minh (Smart Contract); mở ra các dịch vụ tiện ích thông minh mới mà đồng tiền giấy khó có thể làm được. Thực ra chúng ta nên dùng khái niệm tiền kỹ thuật số thì sẽ chính xác hơn. Đồng tiền kỹ thuật số sẽ là đồng tiền pháp định của nhà nước phát hành chứ không phải là các đồng coin mà mọi người đào trên mạng.
Hiện nay trên thị trường có nhiều tên gọi khác nhau và dễ gây nhầm lẫn như tiền ảo (virtual currency), tiền kỹ thuật số (digital currency), tiền mã hóa (cryptocurrency). Đồng tiền mã hóa là một thành phần của tiền ảo. Đồng tiền sử dụng công nghệ Blockchain được gọi là tiền mã hóa.
Đồng tiền kỹ thuật số sẽ mang lại những giá trị tiện ích, tính năng ưu việt gì so với đồng tiền giấy hiện nay như: tiền giấy sẽ tốn chi phí trong các công đoạn in ấn, vận chuyển, phát hành, bảo quản, cũng như kiểm định… Tuy nhiên, với đồng tiền kỹ thuật số sẽ tiết kiệm được các khoản chi phí này, giảm chi phí phát hành, in ấn, vận chuyển, kiểm kê. Đặc biệt, dựa trên công nghệ Bkockchain, đồng tiền kỹ thuật số có thể được áp dụng trong các hợp đồng thông minh (Smart Contract); mở ra các dịch vụ tiện ích thông minh mới mà đồng tiền giấy khó có thể làm được.
Ngoài ra, đồng tiền kỹ thuật số cũng giúp kiểm soát tốt hơn vấn đề tiền giả, cũng như các hoạt động vi phạm khác như rửa tiền, tài trợ khủng bố…Với nền tảng hạ tầng công nghệ hiện nay có thể đáp ứng các yêu cầu nếu Việt Nam ứng dụng tiền kỹ thuật số vào thực tiễn? Về mặt hạ tầng công nghệ, Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng nếu triển khai ứng dụng tiền kỹ thuật số vào thực tế.
Về phía người sử dụng, tiền kỹ thuật số sẽ không khác nhiều so với việc dùng các ví điện tử hiện nay. Trong những năm qua, nhiều người tiêu dùng đã quen và sử dụng các ví điện tử trong các hoạt động giao dịch thanh toán. Với sự phát triển của các ví điện tử, không chỉ Momo, Viettel Pay hay Zalo Pay mà hầu hết các ngân hàng đều đã phát hành ví riêng đáp ứng nhu cầu người dùng. Có thể Ngân hàng Trung ương sẽ phát hành một ví ứng dụng để thông qua đó, người dùng thanh toán các dịch vụ giống như các ví điện tử hiện nay trên thị trường.
Các đồng tiền ảo trên thị trường hiện được khá nhiều người tham gia. Sự phát triển của các ví cũng đã thu hút nhiều người dùng. Vậy với đồng tiền kỹ thuật số này dự đoán về sự tham gia đón nhận của người dùng nếu triển khai thí điểm vào thực tế? Đây là một sự phát triển tiến bộ và mang lại nhiều thuận lợi. Người dùng đã quen với việc sử dụng các ví điện tử nên trải nghiệm với đồng tiền kỹ thuật số cũng sẽ tương tự. Do đó, nếu được ứng dụng triển khai thì người dùng sẽ không cảm thấy khó khăn hay ngạc nhiên.
Trong quá trình thí điểm cũng như ứng dụng đồng tiền kỹ thuật số vào thực tế, một trong những yếu tố quan trọng nhất trong phát triển tiền kỹ thuật số cũng như các ví điện tử đó chính là vấn đề an toàn thông tin. Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong phát triển tiền kỹ thuật số cũng như các ví điện tử đó chính là vấn đề an toàn thông tin.
Tất nhiên, với việc sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain) đã hạn chế rất nhiều những lo ngại này. Nhưng chúng ta vẫn phải có những phương án cụ thể để đảm bảo an toàn thông tin bảo mật nếu khi phát triển ứng dụng tiền kỹ thuật số cho các hoạt động thanh toán.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn cần phải mở rộng hơn nữa hạ tầng Internet. Mặc dù độ phủ Internet ở Việt Nam hiện nay đã rất rộng đến các khu vực, vùng miền trên cả nước nhưng ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế. Việc Việt Nam thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain), sẽ mở ra những cơ hội gì với các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu công nghệ Blockchain cũng như công nghệ tài chính Fintech?
Đây sẽ là một cơ hội cho các đơn vị chuyên nghiên cứu về Blockchain cũng như công nghệ tài chính Fintech. Ngân hàng Trung ương là cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề tiền tệ, an ninh tiền tệ quốc gia nhưng không phải là đơn vị chuyên trách nghiên cứu sâu về công nghệ Blockchain.
Do đó, điều này sẽ mở ra cơ hội cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu sâu về Blockchain tham gia tư vấn, phát triển công nghệ… đóng góp cho Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, qua đây, các công ty cung cấp dịch vụ fintech cũng có thể khẳng định các định hướng phát triển giống các dịch vụ tài chính của mình nhiều hơn.
- Những tác động của tiền kỹ thuật số đối với chính sách tiền tệ của một số nước trên thế giới
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) được cho là đã bắt đầu tiến hành quá trình thử nghiệm sử dụng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số phát triển trên nền tảng chuỗi khối (blockchain) trong tháng 4/2020. Tờ Business Times của Singapore đã đăng tải bài bình luận của tác giả Emir Hrnjic (Giáo sư phụ tá tại trường Kinh doanh, Đại học Quốc gia Singapore - NUS) về những tác động của đồng tiền kỹ thuật số đối với chính sách tiền tệ tại các nước.
Theo bài viết, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) được cho là đã bắt đầu tiến hành quá trình thử nghiệm sử dụng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số phát triển trên nền tảng chuỗi khối (blockchain) trong tháng 4/2020, và do vậy Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế lớn đầu tiên thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương mới (CBDC).
Những hoạt động thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ được áp dụng tại 3 thành phố là Thâm Quyến, Tô Châu, Thành Đô và ở khu vực mới Xiong’an, đồng thời đồng nhân dân tệ đã trở thành một bộ phận của hệ thống tiền tệ nước này.
Cùng với việc Chủ tịch Trung Quốc gần đây đưa ra lời kêu gọi nhanh chóng phát triển công nghệ blockchain, việc triển khai sử dụng thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số là ví dụ điển hình nhất cho thấy tham vọng của Trung Quốc muốn trở thành quốc gia lãnh đạo về tiền tệ kỹ thuật số.
Ngoài ra, tờ báo nhà nước Trung Quốc Nhật báo cũng tuyên bố rằng "hệ thống tiền tệ kỹ thuật số của nước này cung cấp sự thay thế có tính chức năng đối với hệ thống thanh toán bằng đồng USD". Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là nền kinh tế lớn duy nhất hướng tới việc tiến hành thử nghiệm sử dụng công nghệ blockchain và các đồng tiền kỹ thuật số trong nhiều năm qua.
Đã có những phiên bản từ khá sớm của dự luật kích thích kinh tế Mỹ, trong đó bao gồm cả việc phát triển một đồng USD kỹ thuật số, trong khi Ngân hàng trung ương châu Âu gần đây cũng đã công bố một tài liệu nghiên cứu phấn tích những lợi ích của đồng tiền kỹ thuật số tiềm năng của mình.
CBDC: Công cụ điều chỉnh chính sách mới?
Đánh giá của các chuyên gia cho rằng CBDC có thể giúp và hỗ trợ chính sách tiền tệ, đồng thời cho phép truy cập dữ liệu liên quan đến nhu cầu theo thời gian thực. Ngoài ra, hệ thống này cũng có thể được xem là trách nhiệm trực tiếp của ngân hàng trung ương, trong khi các hệ thống thanh toán liên ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ blockchain sẽ có cơ hội hoạt động nhanh hơn, có thể kiểm toán và minh bạch hơn.
Nhìn chung, các ngân hàng trung ương tạo ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ bằng cách thay đổi lãi suất ngắn hạn. Ngoài ra, các cơ quan tiền tệ giảm lãi suất dài hạn bằng cách mua trái phiếu chính phủ dài hạn. Quá trình này, còn được gọi là nới lỏng định lượng, sẽ làm tăng nguồn cung tiền.
CBDC có thể hỗ trợ việc hướng đến mục tiêu tăng nguồn cung tiền bởi hệ thống này cho phép các công dân có sự tiếp cận trực tiếp đối với đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương. Ngoài ra, CBDC cũng sẽ cho phép chính phủ các nước tiếp cận những dữ liệu liên quan đến nhu cầu tiền tệ theo thời gian thực. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã kết luận rằng một đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương có thể "củng cố, tăng cường sự truyền tải những thay đổi chính sách tiền tệ tới nền kinh tế thực".
Lấy đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin làm ví dụ. Những người ủng hộ đồng tiền Bitcoin đã tung hô tiến trình phát hành cố định mà không chịu ảnh hưởng theo ý muốn của các ngân hàng trung ương hoặc bất kỳ tổ chức nào khác của đồng tiền này. Những người này thường đưa ra bằng chứng trong quá khứ mà các ngân hàng trung ương ở một số quốc gia đã lạm dụng quyền áp đặt ý muốn tùy ý và in tiền vì lợi ích của các nhóm lợi ích khác nhau.
Mặc dù vậy, trong trường hợp của CBDC, vấn đề cam kết của ngân hàng trung ương có thể được giải quyết bằng cách sử dụng hợp đồng tiền thông minh để xác định trước tỷ lệ phát hành một loại tiền khi các điều kiện xác định trước được đáp ứng.Tuy nhiên, việc phát hành tiền tệ được xác định trước có ngụ ý rằng lượng cung tiền sẽ mặc định bỏ qua các yếu tố thị trường trong tương lai và do đó, lượng tiền dự kiến có thể sẽ không đáp ứng với các điều kiện thị trường trong tương lai.
Mặt trái của đồng tiền kỹ thuật số tư nhân
Khi Facebook và các đối tác của mình trong Hiệp hội Libra tuyên bố việc phát triển đồng tiền ảo cùng với nền tảng số lượng người dùng tiềm năng, khả năng một đồng tiền ảo tư nhân thay thế đồng tiền quốc gia đã trở thành một thực tế.
Tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ được tổ chức sau đó vài tuần, Giám đốc điều hành Facebook David Marcus khẳng định Hiệp hội Libra "không có ý định cạnh tranh với bất kỳ đồng tiền quốc gia nào hoặc tham gia vào đấu trường chính sách tiền tệ". Tuy nhiên, nếu Libra trở thành đồng tiền tư nhân được chấp thuận rộng rãi như những người tạo ra nó kỳ vọng, thì điều không thể tránh khỏi là đồng tiền này sẽ có những tác động đến chính sách tiền tệ bất chấp những ý định của người tạo ra nó là gì. Libra sẽ được hỗ trợ đầy đủ bởi rổ tiền tệ bao gồm cả đồng USD, đồng Euro, đồng Yen Nhật Bản, đồng bảng Anh và đồng đôla Singapore, và do đó nó sẽ tuân thủ hiệu quả các chính sách tiền tệ của 5 ngân hàng trung ương phát hành những đồng tiền nói trên.
Với việc các nhà quản lý trên toàn thế giới đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại rằng đồng Libra có thể can thiệp vào hệ thống tiền tệ quốc gia và chính sách tiền tệ của họ, thì đồng Libra gần đây đã được tái thiết kế, và một Sách Trắng mô tả các đồng tiền stablecoin đơn lẻ tách biệt với đồng Libra. Mặc dù có những thay đổi này, đồng Libra cuối cùng vẫn có thể thay thế một số đồng tiền quốc gia nhất định, đặc biệt là ở các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao và hệ thống ngân hàng không ổn định.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), các đồng tiền điện tử tư nhân được hỗ trợ bởi các tập đoàn công nghệ khổng lồ có thể "nhanh chóng thiết lập một vị trí thống trị trong hệ thống tài chính toàn cầu và là mối đe dọa tiềm tàng đối với sức cạnh tranh, sự ổn định và phúc lợi xã hội". Hơn nữa, sự thống trị tiềm tàng của đồng Libra hoặc bất kỳ loại tiền điện tử tư nhân nào khác ở một quốc gia cụ thể sẽ làm suy yếu nghiêm trọng những tác dụng của chính sách tiền tệ quốc gia đó và gây nguy hiểm cho nền kinh tế.
Mặt khác, những người theo chủ nghĩa tự do và thần tượng thị trường tự do cho rằng cạnh tranh từ tiền tệ tư nhân có thể áp đặt kỷ luật thị trường đối với các ngân hàng trung ương, điều này sẽ cải thiện chất lượng của đồng tiền quốc gia. Họ cho rằng cạnh tranh tiền tệ có thể làm giảm lạm phát và ngăn chặn khả năng thao túng lãi suất của ngân hàng trung ương. Hơn nữa, chính sách tiền tệ thường ảnh hưởng đến nền kinh tế thực thông qua lãi suất ngắn hạn của các ngân hàng trung ương, điều này có tác động đến chi phí cấp vốn ngân hàng và do đó cũng tác động đến lãi suất cho vay của ngân hàng.
Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ này bị hạn chế bởi sức mạnh thị trường tương đối mạnh mà các ngân hàng có đối với những người gửi tiền. Theo thuật ngữ không chuyên, lãi suất tiền gửi không phản ánh đầy đủ các thay đổi lãi suất chính sách. Tuy nhiên, một hệ thống thanh toán dựa trên nền tảng blockchain được cải thiện có thể sẽ làm tăng sự cạnh tranh và do đó, áp lực cạnh tranh trên hệ thống lưu ký sẽ làm tăng mức độ đáp ứng của lãi suất tiền gửi đối với lãi suất chính sách.
Trong bối cảnh sự chấp nhận trên toàn cầu đối với các đồng tiền kỹ thuật số tiếp tục được gia tăng, các nhà hoạch định chính sách dự báo rằng loại tiền này sẽ thử thách và thậm chí thay thế một phần các đồng tiền pháp định trong tương lai. Tuy nhiên, trong khi các đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương có khả năng tăng cường truyền tải chính sách tiền tệ và hỗ trợ chính sách tiền tệ có mục tiêu cung tiền, các đồng tiền điện tử tư nhân khi chiếm ưu thế sẽ làm suy yếu nghiêm trọng ảnh hưởng và tác động của các chính sách tiền tệ. Thậm chí, các đồng tiền cũng có thể dẫn đến giảm mức độ liên quan của một số đồng tiền quốc gia, làm mất giá trị của các đồng tiền pháp định và dẫn tới tình trạng lạm phát cao.
Singapore, Pháp hoàn tất thử nghiệm thanh toán bằng đồng tiền kỹ thuật số
Cơ quan Tiền tệ Singapore và Ngân hàng Trung ương Pháp cho biết đã hoàn thành việc thử nghiệm hình thức xử lý giao dịch và thanh toán hàng hóa số lượng lớn xuyên biên giới bằng đồng tiền kỹ thuật số. Ngày 8/7/2021, thông báo chung của Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS, ngân hàng trung ương) và Ngân hàng Trung ương Pháp (BdF) cho biết hai bên đã hoàn thành việc thử nghiệm hình thức xử lý giao dịch và thanh toán hàng hóa số lượng lớn xuyên biên giới bằng đồng tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC).
Thử nghiệm trên được Onyx (một bộ phận chuyên về tiền kỹ thuật số và công nghệ blockchain của J.P. Morgan, thành lập vào tháng 10/2020) hỗ trợ, đã mô phỏng các giao dịch xuyên biên giới liên quan đến nhiều đồng tiền CBDC (mCBDC) trên một hệ thống mạng chung giữa Singapore và Pháp.
Đây là thử nghiệm liên quan đến nhiều đồng tiền CBDC đầu tiên, đã áp dụng khả năng tạo lập thị trường tự động và quản lý thanh khoản để đạt được hiệu quả xử lý và thanh toán xuyên biên giới.
Thông báo chung cho biết thử nghiệm này đã mô phỏng các giao dịch xuyên biên giới và giao dịch giữa các loại tiền tệ xuyên tiền tệ sử dụng đồng CBDC SGD (Singapore) và đồng CBDC Euro, và được tiến hành bằng cách sử dụng một blockchain được cấp phép, kích hoạt quyền riêng tư dựa trên công nghệ Quorum.
MAS và BdF cho biết hiện tại các hoạt động thanh toán qua biên giới hiện đang dựa vào những thỏa thuận của các ngân hàng đại lý với mức độ minh bạch về tỷ giá hối đoái còn hạn chế, phạm vi giờ hoạt động bị giới hạn của cơ sở hạ tầng thanh toán và sự chậm trễ thanh toán tiền tệ do chênh lệch múi giờ.
Để nhằm giải quyết những thách thức này, thử nghiệm nói trên giữa MAS và BdF đã sử dụng một mạng lưới chung nhiều đồng tiền CBDC, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán xuyên biên giới trên cơ sở thời gian thực mọi ngày trong tuần.
Thử nghiệm cũng cho thấy việc thiết kế một hệ thống mạng lưới chung với nhiều đồng tiền CBDC cho phép MAS và BdF có khả năng nhìn thấy rõ các thanh toán xuyên biên giới, đồng thời vẫn giữ quyền kiểm soát độc lập đối với việc phát hành và phân phối đồng tiền CBDC của riêng từng ngân hàng trung ương.
Điều này mang lại tiềm năng to lớn để đơn giản hóa việc tích hợp và cải thiện đáng kể hiệu quả chi phí cho các hoạt động thanh toán xuyên biên giới trong tương lai./
- KẾ HOẠCH Tổ chức Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt (16-08-2021)
- MỜI THAM GIA HỘI CHỢ FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT NĂM 2024 (16-08-2021)
- Mời tham gia Đoàn giao dịch thương mại và đầu tư tại Cộng hoà Ba Lan, Cộng hoà Séc và Thụy Sỹ (16-08-2021)
- Triển lãm và Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về công nghệ sản xuất và chế biến Rau, Hoa, Quả HORTEX VIETNAM 2025 (16-08-2021)
- “Hội chợ Triển lãm Xúc tiến Thương mại Vùng Biên giới - Đồng Tháp năm 2024”. (16-08-2021)