Dịch COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Các biện pháp giãn cách xã hội đã khiến các hoạt động đầu tư, sản xuất bị kìm hãm, nhu cầu suy giảm, thị trường tài chính và thương mại biến động mạnh, các chuỗi cung ứng, du lịch và vận tải bị gián đoạn.
Theo công bố của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngành du lịch, vận tải và dịch vụ phân phối bị tác động mạnh bởi các lệnh hạn chế di chuyển và các biện pháp giãn cách xã hội( ). Với vai trò của dịch vụ trong việc cung cấp đầu vào cho các hoạt động kinh tế khác, bao gồm kết nối chuỗi cung ứng và tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa, sự gián đoạn trong cung cấp dịch vụ đang có tác động lớn đến kinh tế và thương mại.
Tuy chiếm 95% tổng số các công ty trên toàn thế giới và chiếm 60% việc làm nhưng các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Vì việc tìm nguồn cung ứng từ các nhà cung cấp mới hay chấp nhận việc tăng giá nguyên liệu là khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp nhỏ với các lựa chọn cung ứng và vốn hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực liên quan sản phẩm nông nghiệp. Nhiều MSME phụ thuộc vào thương mại quốc tế, xuất khẩu sản phẩm của họ thông qua các kênh trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc nhập khẩu đầu vào để sản xuất các sản phẩm mà họ bán trong nước trong khi tài chính và khả năng vay vốn thấp.
Trước những tác động tiêu cực đến kinh tế - thương mại, chính phủ nhiều nước đã triển khai các biện pháp kích thích khẩn cấp và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nhằm phục hồi kinh tế hậu COVID.
Ban Thư ký WTO đã tổng hợp tạm thời thêm một số đề xuất tạo thuận lợi thương mại của các nước thành viên WTO( ) ứng phó với dịch COVID-19 và góp phần phục hồi nền kinh tế như sau:
Tuyên bố chung về việc nhấn mạnh tầm quan trọng của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong thời gian dịch COVID-19 14/5/2020 Afghanistan; Albania; Argentina; Australia; Brazil; Canada; Chile; Trung Quốc; Colombia; Costa Rica; Côte d'Ivoire; Ecuador; El Salvador; EU; Guatemala; Guyana; Honduras; Hong Kong, Trung Quốc; Israel; Nhật Bản; Kazakhstan; Kenya; Hàn Quốc; Lào; Liechtenstein; Malaysia; Maldives; Mexico; Moldova; Mongolia; Montenegro; Myanmar; New Zealand; North Macedonia; Norway; Paraguay; Philippines; Qatar; Russian Federation; Saudi Arabia, Singapore; Thụy Sĩ; Đài Loan; Thái Lan; Thổ Nhĩ Kỳ; Ukraine; Anh; Uruguay; Vanuatu
Kế hoạch hành động nhằm tạo thuận lợi cho dòng chảy hàng hóa và dịch vụ cũng như sự di chuyển thiết yếu của người dân 12/5/2020 Australia, Canada, New Zealand, Hàn Quốc, Singapore
Tuyên bố về COVID-19 của các Bộ trưởng thương mại khối APEC 05/5/2020 Các thành viên của khối Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)
Tuyên bố của các Bộ trưởng về COVID-19 và hệ thống thương mại đa phương 05/5/2020 Afghanistan; Australia; Barbados; Benin; Campuchia; Canada; Chile; Colombia; Costa Rica; Ecuador; El Salvador; Guatemala; Guyana; Hong Kong; Iceland; Israel; Jamaica; Nhật Bản; Kenya; Hàn Quốc; the State of Kuwait; Liechtenstein; Madagascar; Mauritius; Mexico; Cộng hòa Moldova; Montenegro; Nepal; New Zealand; Nigeria; North Macedonia; Norway; Peru; Saint Lucia; Vương quốc Ả rập thống nhất; Singapore; Solomon Islands; Thụy Sĩ; Ukraine; Anh; Uruguay
Đảm bảo cho các nước kém phát triển tiếp cận khẩn cấp được với các sản phẩm y tế và thực phẩm thiết yếu ứng phó đại dịch COVID-19 04/5/2020 Thành viên của nhóm các nước kém phát triển
Tuyên bố ASEAN và tuyên bố về COVID-19 01/5/2020 Thành viên của khối các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Tuyên bố về buôn bán hàng hóa thiết yếu để chống lại đại dịch COVID-19 16/4/2020- Singapore
Các biện pháp nhằm đảm bảo dòng chảy thương mại tự do đối với các mặt hàng thiết yếu để chống lại đại dịch COVID-19 16/4/2020 New Zealand
Tuyên bố chung của các Bộ trưởng khẳng định cam kết đảm bảo kết nối chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch COVID-19 06/4/2020 Australia,- Brunei Darussalam, Canada, Chile, Lào, Myanmar, New Zealand, Singapore and Uruguay
Các thỏa thuận thay thế cho việc sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật gốc do tác động của COVID-19 đối với dịch vụ vận chuyển hàng không và chuyển phát nhanh. 09/4/2020- Nam Phi
Gia hạn thời gian đánh giá, công nhận phòng thí nghiệm phân tích thực phẩm do diễn biến về dịch bệnh COVID-19 09/4/2020 Hoa Kỳ
Một số biện pháp tạm thời mà EU đã áp dụng để đối phó với đại dịch COVID 19 09/4/2020 EU (Nguồn: Ban Thư ký WTO)
WTO đánh giá thương mại dịch vụ sẽ là chìa khóa để phục hồi kinh tế trên toàn cầu. Dịch COVID-19 đang và sẽ tiếp tục làm thay đổi các phương thức hoạt động thương mại, tập trung nhiều hơn vào giao dịch trực tuyến trong các lĩnh vực như bán lẻ, y tế, giáo dục, viễn thông và dịch vụ nghe nhìn. Người tiêu dùng cũng đang thay đổi thói quen với tiêu dùng trực tuyến. Các dịch vụ như viễn thông và điện toán và các dịch vụ như phân phối, vận chuyển, tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa… sẽ giúp tăng trưởng kinh tế.
WTO hiện đang nỗ hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo nhiều cách, thông qua các cơ chế minh bạch trong các ủy ban và cơ quan của WTO, thông qua việc thực hiện đầy đủ Hiệp định thuận lợi hóa thương mại; thông qua những nỗ lực liên tục trong việc tăng cường truy cập cho MSMEs để giao dịch tài chính, hỗ trợ số hóa thương mại, bao gồm thông qua việc xây dựng các quy tắc thương mại điện tử.
Tại hội nghị trực tuyến ngày 14/5/2020 của nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các bộ trưởng thương mại và đầu tư của G20 đã cam kết tránh đưa ra các rào cản thương mại đối với những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát; không áp đặt các hạn chế xuất khẩu lên các mặt hàng nông sản và tránh tình trạng tích trữ thực phẩm không cần thiết.
- Cảnh báo về biện pháp hạn chế thương mại của một số quốc gia
Bên cạnh những nỗ lực ứng phó và phục hồi kinh tế hậu COVID-19 của nhiều Chính phủ các nước trên toàn cầu, vẫn còn những biện pháp hạn chế thương mại của một số quốc gia trong thời gian dịch tiếp diễn( ). Cụ thể như sau:
20/5/2020 G/SPS/N/RUS/178/Add.2 Nga Nâng cao hạn chế tạm thời đối với việc nhập khẩu động vật lạ, bao gồm côn trùng, động vật chân đốt, động vật lưỡng cư, bò sát và cá sống từ Trung Quốc phản ánh đánh giá rủi ro liên quan với Covid-19 ở Trung Quốc. Biện pháp kiểm dịch động thực vật
18/5/2020 G/TBT/N/UGA/1210 Uganda Quy định các yêu cầu, phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm đối với khẩu trang không dùng trong y tế nhằm giảm nguy cơ lây truyền chung của tác nhân truyền nhiễm. Bao gồm khẩu trang phi y tế và các loại khẩu trang khác làm bằng vải dệt sử dụng một lần hoặc sử dụng nhiều lần có thể được rửa, khử trùng và tái sử dụng. Tiêu chuẩn không bao gồm các thiết bị bảo vệ hô hấp như khẩu trang y tế, mặt nạ lọc và thiết bị thở Rào cản kỹ thuật trong thương mại
15/5/2020 GPA/LEGIS/UKR/1 Ukraine Về việc sửa đổi một số đạo luật lập pháp của Ukraine nhằm ngăn chặn sự xuất hiện và lây lan của bệnh dịch COVID-19 Chính sách của chính phủ
14/5/2020 G/MA/W/153 Canada Các biện pháp tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu vật tư y tế, bao gồm cả thiết bị bảo vệ cá nhân Tiếp cận thị trường
14/5/2020 G/MA/QR/N/PRY/1 Paraguay Các biện pháp hạn chế xuất khẩu một số hàng hóa cần thiết để đối phó với dịch bệnh nhằm bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người dân Tiếp cận thị trường
12/5/2020 G/SPS/GEN/1778, G/TBT/GEN/296 Argentina; Colombia; Costa Rica; Cộng hòa Dominican; Ecuador; El Salvador; Guatemala; Honduras; Israel; Nicaragua; Panama; Paraguay; Peru Yêu cầu đình chỉ lộ trình giảm mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) đối với các sản phẩm bảo vệ thực vật trước đại dịch COVID-19 Biện pháp kiểm dịch động thực vật/ Rào cản kỹ thuật trong thương mại
07/5/2020 G/MA/QR/N/EU/4/ Add. EU Giảm danh sách các sản phẩm cần ủy quyền xuất khẩu đối với khẩu trang, kính đeo và quần áo bảo hộ Hạn chế định lượng
05/5/2020 G/SPS/N/TPKM/530 Đài Loan Các biện pháp thay thế tạm thời cho việc nộp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 Biện pháp kiểm dịch động thực vật
3. Phục hồi phát triển KT – XH trong trạng thái bình thường
Tình hình thế giới, khu vực được dự báo diễn biến phức tạp, khó lường trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng và gây ra những hậu quả nặng nề. Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá kinh tế thế giới sẽ suy thoái nghiêm trọng, vượt xa khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Các trật tự và cấu trúc địa chính trị, kinh tế, xã hội thế giới, khu vực đang thay đổi với sự hình thành nhận thức mới, xu hướng mới và động lực tăng trưởng mới.
Trong bối cảnh đó, dập dịch đã khó, nhưng dập dịch mà vẫn duy trì, phát triển nền kinh tế còn khó hơn nhiều. Việc khống chế, đẩy lùi dịch bệnh và nhanh chóng thiết lập trạng thái bình thường mới không chỉ tạo niềm tin rất lớn trong nhân dân, khơi dậy được sức mạnh từ lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; mà còn cho chúng ta vị thế chủ động trước vận hội mới, thời cơ mới khi cấu trúc kinh tế thế giới, phương thức sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thay đổi sau đại dịch.
Yêu cầu đặt ra là không chỉ hóa giải các nguy cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, mà còn phải biến thành những cơ hội phát triển mới cho đất nước. Tận dụng lợi thế sớm kiểm soát được dịch bệnh, uy tín và vị thế quốc tế được nâng lên, với niềm tin và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của toàn dân tộc, Việt Nam cần vượt lên nhanh, rút ngắn khoảng cách phát triển với khu vực, thế giới, nỗ lực phấn đấu hướng tới mục tiêu trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2045.
Trong bối cảnh mới đầy khó khăn, thách thức, tất cả chúng ta phải cùng nhau đổi mới tư duy phát triển, thay đổi cách làm, nâng cao năng lực, tận dụng thời cơ, chuyển hướng và tổ chức lại các hoạt động kinh tế; tìm các mô hình phát triển mới, tận dụng tốt các cơ hội thị trường và xu hướng chuyển dịch đầu tư, sản xuất trong khu vực, toàn cầu. Phát huy mạnh mẽ vai trò của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế, chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị mà các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại. Ðồng thời, thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị trong nước, đa dạng hóa sản phẩm gắn với nâng cao sức cạnh tranh, phát triển mạnh thị trường nội địa quy mô gần 100 triệu dân. Từng bước hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính hệ thống và năng lực cốt lõi, có sức đề kháng mạnh mẽ, chống chịu hiệu quả trước các cú sốc từ bên ngoài.
Kế thừa, phát huy những kết quả đạt được từ đầu nhiệm kỳ; thực hiện phương châm hành động "Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả", Chính phủ cùng các cấp, các ngành, các địa phương sẽ nỗ lực hết sức mình, tận dụng tốt các cơ hội thuận lợi, chủ động giải quyết hiệu quả hơn những khó khăn, vướng mắc; xây dựng và trình Quốc hội phê duyệt các cơ chế, chính sách đặc thù, các giải pháp, đối sách mạnh, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu thực hiện "mục tiêu kép" - vừa phát triển KTXH, vừa phòng, chống dịch bệnh.
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiệm vụ khôi phục và phát triển KTXH đất nước đòi hỏi chúng ta cần đánh giá đúng tình hình, chủ động xây dựng các phương án, kịch bản, giải pháp thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả và khả thi. Nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục gặp khó khăn nghiêm trọng; trong khi kinh tế thế giới, nhiều quốc gia, đối tác lớn (5 thị trường xuất khẩu chủ lực chiếm 70% kim ngạch thương mại, xuất khẩu của Việt Nam) và đa số các nước ASEAN đều dự báo tăng trưởng âm; thương mại quốc tế giảm sâu tác động mạnh đến nền kinh tế nước ta.
So với thời điểm cuối năm 2019, tình hình hiện nay có sự thay đổi rất lớn, khó khăn hơn nhiều. Mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra 6,8% cho năm 2020 là thách thức lớn và khó đạt được. Trên tinh thần nhìn thẳng vào thực trạng KTXH và dự báo tình hình quốc tế, trong nước thời gian tới; phân tích, đánh giá kỹ các chỉ tiêu chủ yếu, các cân đối lớn và ước khả năng thực hiện; để tạo sự chủ động trong chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành, các địa phương; với nỗ lực phấn đấu cao, Chính phủ xin đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2020, trong đó có chỉ tiêu tăng trưởng GDP và một số chỉ tiêu vĩ mô khác như thu NSNN, bội chi NSNN, nợ công (Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội sau khi có ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị).
Trong những tháng còn lại của năm 2020 và thời gian tới, cùng với làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, Chính phủ chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển KTXH, trong đó xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù trong tình hình mới, trình cấp có thẩm quyền quyết định để sớm triển khai thực hiện trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Xây dựng, triển khai một số cơ chế, chính sách đặc thù để phục hồi và phát triển KTXH
Cùng với việc thực hiện nhanh, hiệu quả, kịp thời các cơ chế, chính sách đã được ban hành, Chính phủ trân trọng đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong tình hình mới:
- Cho phép Chính phủ chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2020 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong phạm vi dự toán chi đầu tư phát triển năm 2020. Ðồng thời, thực hiện các giải pháp đặc thù để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển trong bối cảnh khó khăn.
- Chuyển đổi phương thức đầu tư các dự án Ðường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Ðông và Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ từ phương thức đối tác công tư sang đầu tư từ nguồn vốn NSNN, bảo đảm công khai, minh bạch, có cơ chế giám sát, quản lý hiệu quả (do việc huy động nguồn vốn tín dụng cho các dự án đối tác công tư rất khó khăn).
- Miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế, nộp ngân sách của các lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19, trong đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
- Ðề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc trước mắt chưa tăng mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 để cùng chia sẻ khó khăn với người lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và có thêm nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách.
- Ðề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc việc kéo dài thời kỳ ổn định NSNN giai đoạn 2017-2020 sang năm 2021; trong năm 2021 ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho giai đoạn 2022-2025 cho phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn.
Ðồng thời, Chính phủ tiếp tục xây dựng và đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy hồi phục và phát triển kinh tế, xem xét đưa ra gói kích thích kinh tế mới trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn kéo dài trên phạm vi toàn cầu; kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp; bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống dịch và an sinh xã hội; góp phần củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp.
Các cấp, các ngành, các địa phương phải coi đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là biện pháp quan trọng hàng đầu để thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay. Sớm có phương án điều chuyển phù hợp vốn đầu tư công giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương sau khi được Quốc hội cho chủ trương. Từng bộ, ngành, địa phương có kế hoạch, giải pháp cụ thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bảo đảm giải ngân hết số vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020 và nguồn từ năm trước chuyển sang. Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Cảng hàng không quốc tế Long Thành và các dự án quan trọng, cấp bách khác có tính lan tỏa cao, kết nối vùng, miền. Tăng cường kỷ luật kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan; bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình; xử lý nghiêm những trường hợp làm chậm, vi phạm quy định, thất thoát, lãng phí.
Thực hiện nhất quán mục tiêu ổn định vĩ mô, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng
Ðiều hành chủ động, linh hoạt chính sách tiền tệ gắn với chính sách tài khóa và các chính sách khác. Cung ứng vốn tín dụng kịp thời, tiếp tục giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ, giảm lãi vay, chi phí vay vốn. Ðẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán trực tuyến. Tăng cường kỷ luật tài chính - NSNN; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; cắt giảm chi hành chính, hội họp, đi công tác. Triển khai hiệu quả Nghị định số 41 về gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất và chính sách miễn giảm thuế, phí, lệ phí sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định. Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, nhất là hạ tầng, nguồn nhân lực, mặt bằng để chủ động đón đầu dòng dịch chuyển vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia gắn với chuỗi giá trị và chuyển giao công nghệ tiên tiến. Tận dụng cơ hội của các hiệp định thương mại tự do; duy trì, phục hồi các thị trường xuất khẩu hiện có và mở rộng các thị trường mới; tránh phụ thuộc nhiều vào một thị trường; chủ động có kế hoạch, biện pháp cụ thể đối với từng ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Phát triển mạnh thị trường trong nước, thương mại điện tử; kiểm soát chặt chẽ giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá thịt lợn; có biện pháp mạnh mẽ, hiệu quả phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Cơ cấu lại thực chất, phục hồi nhanh nền kinh tế, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số
Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp sớm phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực. Phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, an toàn; đẩy mạnh sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản; bảo đảm an ninh lương thực; tập trung tái đàn lợn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước với giá cả hợp lý.
Ðẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp, năng lượng trọng điểm, bảo đảm đủ điện cho sản xuất và đời sống. Hỗ trợ phù hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ. Có biện pháp hỗ trợ phục hồi nhanh các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhất là các ngành dịch vụ, du lịch, hàng không… Khơi dậy nội lực, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam phát triển sản xuất, kinh doanh; hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; tăng cường xuất khẩu chính ngạch, bảo đảm chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc. Có biện pháp phù hợp để tránh tình trạng doanh nghiệp trong nước bị lợi dụng thâu tóm, sáp nhập. Ðẩy mạnh lưu thông hàng hóa, giải phóng hàng tồn kho, phát triển thương hiệu Việt và thị trường nội địa gắn với nâng cao sức tiêu dùng trong nước; đẩy mạnh việc thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và Chương trình hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với kiểm soát chất lượng tín dụng; chia sẻ lợi ích phù hợp giữa ngân hàng và doanh nghiệp để cùng phát triển. Ðẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước; nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động; tăng cường kiểm tra, giám sát; quyết liệt xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, yếu kém. Ðẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập.
Khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phát huy trí tuệ, sức sáng tạo, khả năng thích ứng, tận dụng cơ hội phát triển. Sớm đưa hệ thống mạng 5G vào hoạt động với thiết bị sản xuất trong nước; phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái số, làm chủ công nghệ nền tảng; xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế mới, nhất là mô hình kinh tế số, kinh tế chia sẻ. Phát triển hệ thống trung tâm đổi mới sáng tạo, các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia cốt lõi; bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an toàn, an ninh thông tin. Có giải pháp phù hợp phát triển hệ thống đô thị, nhất là đô thị thông minh, sinh thái, thúc đẩy liên kết vùng, tạo động lực cho phát triển KTXH.
- KẾ HOẠCH Tổ chức Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt (28-10-2020)
- MỜI THAM GIA HỘI CHỢ FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT NĂM 2024 (28-10-2020)
- Mời tham gia Đoàn giao dịch thương mại và đầu tư tại Cộng hoà Ba Lan, Cộng hoà Séc và Thụy Sỹ (28-10-2020)
- Triển lãm và Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về công nghệ sản xuất và chế biến Rau, Hoa, Quả HORTEX VIETNAM 2025 (28-10-2020)
- “Hội chợ Triển lãm Xúc tiến Thương mại Vùng Biên giới - Đồng Tháp năm 2024”. (28-10-2020)