![](/media/cache/e6/a3/e6a370e82ddad0be89d96431e207d0d9.jpg)
- CPTPP: Đòn bẩy phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Canada
Trong số 11 quốc gia thành viên của Hiệp định CPTPP, Canada nổi lên như nhân tố mang tính đột phá về mặt đối tác của Việt Nam. Từ những cam kết cụ thể trong Hiệp định CPTPP, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức liên quan của cả hai nước có thể triển khai việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hiệu quả hơn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuy ên Thái Bình Dương (CPTPP) là một trong những Hiệp định thế hệ mới được kỳ vọng sẽ tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 - 2035, giúp mở rộng cơ hội xuất khẩu, từ đó góp phần thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong 10 đối tác thành viên, Canada hiện đang là thị trường tiềm năng lớn, mở ra nhiều cơ hội cũng như khả năng tận dụng CPTPP đối với doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Canada, đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi cung ứng khu vực.
Cơ hội về thuế quan:
Quốc gia thành viên trong CPTPP |
Mức thuế MFN trung bình năm 2020 |
Tỷ lệ thuế 0% trong Biểu thuế nhập khẩu MFN khi đàm phán CPTPP |
Australia |
2,53% |
47,54% |
Canada |
2,69% |
57,58% |
Mexico |
5,94% |
55,02% |
Nhật Bản |
4,74% |
38,23% |
New Zealand |
2,21% |
58,35% |
Singapore |
0% |
99,94% |
Việt Nam |
11,86% |
32,03% |
- Đối với hàng hóa xuất khẩu sang Canada: Tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực với Canada (ngày 30/12/2018) chiếm 94,5%, tương đương 77,9% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam.
Cơ hội thuế quan khi tận dụng CPTPP đối với một số thành viên
Nguồn: Tổng hợp từ Tariff Analysis Online – WTO và Biểu cam kết thuế của các nước trong Văn kiện Hiệp định CPTPP
Dư địa cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Canada
STT |
Mặt hàng |
Nhập khẩu của Cana- da từ thế giới (tỷ USD) |
Tỷ lệ % về giá trị nhập khẩu từ Việt Nam so với giá trị nhập khẩu từ thế giới (tỷ USD) |
1 |
Dệt may |
11,7 |
6,9% |
2 |
Điện thoại và linh kiện |
10,8 |
5,7% |
3 |
Giày dép các loại |
2,5 |
15,6% |
4 |
Thủy sản |
2,9 |
6,9% |
5 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
12,1 |
1,6% |
6 |
Máy vi tính |
9,4 |
2,8% |
Nguồn: Tổng hợp từ Trademap
Tuy nhiên, Canada sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 96 dòng thuế của 3 nhóm mặt hàng là thịt gà, trứng, bơ sữa và sản phẩm bơ sữa.
Có thể thấy, dư địa cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Canada là rất lớn khi trị giá các mặt hàng xuất khẩu sang Canada của Việt Nam chỉ chiếm một phần rất nhỏ (từ 2,8% đến 15,6%) so với trị giá hàng hóa mà Canada nhập khẩu từ các quốc gia khác thế giới phục vụ tiêu thụ tại nội địa.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada vào Việt Nam: Tổng số dòng thuế sẽ được loại bỏ (thuế suất 0%) ngay khi Hiệp định có hiệu lực (ngày 14/01/2019) chiếm 65,8%. Tổng số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực chiếm 86,5%. Các dòng thuế còn lại cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa bỏ thuế đặc biệt, tối đa là vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.
Rào cản phi thuế:
Các rào cản phi thuế sẽ giảm bớt và không áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu trừ khi có bảo lưu. Bảo lưu của Việt Nam gồm cấm nhập khẩu xe tay lái nghịch, xe cũ trên 5 năm, quần áo, giầy dép, đồ gỗ, laptop, thiết bị y tế, xe đạp cũ; cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên, sản phẩm gỗ từ các nguyên liệu trên (trừ sản phẩm thủ công mỹ nghệ). Bảo lưu của Canada gồm cấm nhập khẩu một số loại động vật hoang dã; nệm, máy bay, xe máy đã qua sử dụng; cấm xuất khẩu gỗ tròn, cá chưa chế biến.
Thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu sẽ minh bạch hơn, thuận lợi, nhanh chóng, có thể dự đoán trước. Đối với các biện pháp TBT (liên quan đến việc dự thảo, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp tại các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, thủ tục đánh giá sự phù hợp mà không tạo ra những cản trở không cần thiết đối với thương mại): sẽ bỏ yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ thương mại; bỏ các yêu cầu ràng buộc về lãnh thổ với tổ chức chứng nhận sự phù hợp; chỉ có một số yêu cầu TBT cụ thể với rượu, mỹ phẩm, thiết bị y tế, sản phẩm công nghệ thông tin, thực phẩm đóng gói và phụ gia.
Từ những cam kết cụ thể trong Hiệp định CPTPP, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức liên quan của cả hai nước có thể triển khai việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hiệu quả hơn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. Theo thống kê của Hải quan Cana- da, xuất nhập khẩu của hai nước đã tăng 412% trong 10 năm qua, tính từ năm 2008 đến năm 2018; và tăng tới 2.300% nếu tính từ năm 2000. Dự báo mức tăng trưởng thương mại bình quân trong những năm tới có thể đạt tới 20%.
Hiệp định CPTPP với các cam kết cắt giảm thuế mạnh mẽ, cải thiện môi trường đầu tư, được coi như một “cú hích lớn” cho phát triển đầu tư, thương mại song phương, mở ra nhiều cơ hội mới cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước
II. Những điều cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa sang Senegal trong thời gian tới
Hiện nay, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản, rau quả sang thị trường Senegal đều trên 40%. Nhiều loại hàng hóa khác chỉ tăng ở mức thấp trong khi dư địa thị phần tiêu thụ ở Senegal còn khá lớn. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang Senegal, các doanh nghiệp không chỉ cần thực hiện xúc tiến thương mại tốt mà còn cần chú ý đến những yêu cầu, quy định của Senegal về nhập khẩu vào quốc gia này.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang Senegal 2 tháng đầu năm nay tăng gần 4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 3,55 triệu USD. Trừ gạo, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, trị giá xuất khẩu các mặt hàng khác đều tăng. Trong đó, tăng mạnh nhất là mặt hàng rau quả ở mức 187,2%, tiếp đến thủy sản tăng 40,2%. Hạt tiêu tuy có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các mặt hàng xuất sang Senegal nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chỉ ở mức thấp, tăng 4% so với 4 tháng đầu năm 2020.
Tiềm năng có thể xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Senegal là khá lớn, đặc biệt là các mặt hàng như phương tiện vận tải và phụ tùng, thuốc, thiết bị y tế, phân bón… vì Senegal có ưu đãi thuế quan cho các mặt hàng này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần nắm rõ thông tin về các quy định cũng như ưu đãi nhập khẩu hàng hóa vào Senegal để có thể đẩy mạnh xúc tiến thương mại và xuất khẩu hàng hóa hơn nữa.
Luật số 2014-10 ngày 28/2/2014 của Senegal liên quan đến Bộ luật hải quan quy định chế độ nhập khẩu vào Senegal, cùng tuân thủ một số điều trong Luật số 2004-06 ngày 6/2/2004 được sửa đổi bởi Luật số 2012-32 ngày 31/12/2012 liên quan đến Bộ luật đầu tư.
Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Senegal cần thực hiện một số quy định sau:
- Khai báo: Hàng hóa nhập khẩu, tùy từng trường hợp, phải chịu thuế nhập khẩu. Mọi mặt hàng nhập khẩu phải được khai báo chi tiết theo chế độ hải quan dù bị đánh thuế hay không. Việc miễn thuế nhập khẩu không có nghĩa là miễn nghĩa vụ khai báo chi tiết. Việc khai báo này có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, đáp ứng được những điều kiện đặc biệt.
Việc khai báo chi tiết phải được thực hiện tại một văn phòng hải quan đặc thù. Khi giá trị cần khai báo vượt quá số tiền 200.000 F CFA (1 USD = 551 FCFA, tháng 3/2021), tờ khai phải đứng tên chủ sở hữu do một người được ủy quền trong lĩnh vực hải quan thực hiện, được gọi chung là người khai hải quan hoặc người giao nhận. Tuy nhiên, khi giá trị hàng thấp hơn 200.000 FCFA, hàng hóa nhập khẩu phải được khai chi tiết bởi trực tiếp chủ sở hữu.
Mặt khác, các pháp nhân hay thể nhân mà hoạt động chính là nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu hoặc sản phẩm các loại phục vụ nhu cầu kinh doanh hoặc ngành công nghiệp của mình, hoặc trực tiếp, hoặc thông qua người ủy quyền hoặc người giao nhận phải có một thẻ đặc biệt gọi là “thẻ của người xuất nhập khẩu”.
- Cấm và cho phép nhập khẩu: Tùy theo bản chất hàng hóa có liên quan, việc nhập khẩu có thể phải đáp ứng các yêu cầu đặc biệt. Những mặt hàng bị cấm là những mặt hàng mà việc nhập khẩu bị cấm về mặt pháp lý hoặc phải tuân thủ những hạn chế, các quy định về chất lượng, đóng gói hoặc những thủ tục đặc biệt. Trong số những lý do hàng hóa bị cấm nhập khẩu có vấn đề an ninh, trật tự và đạo đức công cộng, bảo vệ sức khỏe hoặc đời sống của con người, của động vật, bảo vệ môi trường hoặc tôn trọng luật cạnh tranh.
Hàng hóa nhập khẩu chịu giấy phép là những mặt hàng mà việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu chỉ được phép thực hiện khi xuất trình giấy phép, chứng nhận hay chứng từ khác và sẽ bị cấm khi không có giấy tờ chính thức kèm theo hoặc giấy tờ không hợp lệ. Chẳng hạn, việc nhập khẩu vũ khí, đạn dược và máy thu-phát phải xin phép của Bộ Nội vụ, việc nhập khẩu thuốc (ngoài nhu cầu cá nhân) phải có phép của Bộ Y tế dưới hình thức visa, việc nhập thịt và nội tạng phải có chứng nhận y tế do Bộ Chăn nuôi cấp và cuối cùng, việc nhập khẩu các loài động vật được bảo vệ phải tuân thủ quy định của Công ước quốc tế về các loài động vật được bảo vệ. Việc nhập khẩu dầu khí và các khoáng sản như vàng vào Senegal phải có sự cho phép của các Bộ Năng lượng và Bộ Kinh tế-Tài chính.
- Đầu tư: Senegal dành những ưu đãi đặc biệt cho nhà đầu tư trong giai đoạn thực hiện đầu tư, áp dụng trong thời gian 3 năm bao gồm:
+ Miễn thuế quan nhập khẩu thiết bị và vật liệu không sản xuất, chế tạo được tại Senegal và chỉ dành cho sản xuất hay khai thác trong khuôn khổ chương trình đầu tư đã được chấp nhận.
+ Miễn thuế quan nhập khẩu đối với linh kiện, xe ô tô du lịch mang tính đặc thù phục vụ chương trình đầu tư đã được cấp phép và xe chuyên dụng đã được nêu trong nghị định chính phủ.
+ Miễn thuế giá trị gia tăng đối với thiết bị và vật liệu không sản xuất cũng như không chế tạo được tại Senegal và chỉ dành cho sản xuất hoặc khai thác trong khuôn khổ chương trình đầu tư đã được cấp phép, theo hướng dẫn trong nghị định.
Để được hưởng những ưu đãi đặc biệt nói trên, nhà đầu tư cần phải có giấy chấp nhận. Giấy chấp nhận này được cấp tùy theo từng trường hợp hoặc bởi Cơ quan xúc tiến đầu tư và các công trình lớn tại Senegal (APIX) hoặc một cơ quan có thẩm quyền khác.
- Thuế, phí và hệ thống thuế: Trong lĩnh vực nhập khẩu, trừ khi được miễn thuế hay hưởng chế độ thuế quan ưu đãi (thanh toán sau), các loại thuế dưới đây phải được thanh toán ngay:
+ Thuế hải quan: Tỷ suất thuế hải quan dao động từ 0% đến 35% tủy theo loại thuế được quy định trong Biểu thuế quan đối ngoại chung (TEC) áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thứ ba nằm ngoài Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS, gồm 15 quốc gia Tây Phi mà Senegal là thành viên) và Liên minh Kinh tế, Tiền tệ Tây Phi (UEMOA, gồm 8 quốc gia).
Loại 0% gồm các mặt hàng chủ yếu thuộc danh sách hạn chế được hưởng mức thuế nhập khẩu là 0% (bao gồm thuốc, thiết bị y tế- phẩu thuật, giấy báo, sách, bao cao su, xe lăn và một số loại phân bón). Loại 1 gồm hàng hóa thiết yếu, nguyên liệu cơ bản, nguyên liệu đầu vào đặc trưng và trang thiết bị chịu mức thuế 5% (nguyên liệu đầu vào đặc trưng là những nguyên liệu không sản xuất được tại Liên minh Kinh tế,
Tiền tệ Tây Phi –UEMOA). Loại 2 gồm nguyên liệu đầu vào và sản phẩm trung gian với thuế suất nhập khẩu 10%. Loại 3 là thuế suất đánh vào hàng hóa thành phẩm nhập khẩu và những mặt hàng không thuộc 3 loại trên, mức thuế là 20%.
+ Phí (thuế) thống kê (RS): Được thu dựa trên những sản phẩm nhập khẩu từ các nước thứ ba và đưa vào tiêu dùng, kể cả hàng hóa được miễn thuế quan, trừ hàng nhập khẩu trong khuôn khổ miễn trừ ngoại giao và hàng mua trong khuôn khổ tài trợ do các đối tác nước ngoài thực hiện theo điều khoản miễn thuế rõ ràng. Phí thống kê được thu theo tỷ lệ 1%.
+ Thuế đoàn kết cộng đồng (PCS): Thuế này mới đây đã giảm từ 1% xuống còn 0,8%.
+ Thuế giá trị gia tăng (VAT): Về nguyên tắc, áp dụng ở mức 18%.
- Thanh toán hàng nhập khẩu: Hoạt động nhập khẩu hàng hóa nước ngoài đều phải thực hiện thanh toán tại một ngân hàng trung gian được cấp phép tại Senegal.
Với mỗi hoạt động nhập khẩu, hồ sơ đầy đủ để thanh toán tại ngân hàng phải bao gồm 01 bản sao hóa đơn có chứng thực hoặc hợp đồng thương mại do nhà xuất khẩu lập, một chứng nhận nhập khẩu do cơ quan hải quan cấp và một tờ khai cho phép đổi ngoại tệ do ngân hàng thanh toán cấp vào thời điểm thanh toán tiền hàng.
Ngoại tệ cần thiết để thanh toán hàng nhập khẩu có thể mua được ngay trên thị trường hối đoái thông qua người trung gian được phép của ngân hàng thanh toán trong những điều kiện xác định. Việc thanh toán nhập khẩu bằng chuyển tiền ngoại tệ ra nước ngoài hoặc tín dụng của một tài khoản nước ngoài mở bằng đồng franc được thực hiện qua bên trung gian hợp pháp trên cơ sở giấy chứng nhận nhập khẩu, các giấy tờ chứng minh việc gửi hàng trong trường hợp sử dụng tín dụng thư hoặc giấy phép của Bộ Tài chính nếu dùng phương thức trả trước
III.Ngăn chặn hành vi lãi thật, lỗ giả của doanh nghiệp FDI: Cần tiến tới hình thành luật chống chuyển giá
Tình trạng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hành vi gian lận, chuyển lãi thành lỗ thông qua các thủ thuật chuyển giá đang diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp, đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, tiến tới hình thành luật chống chuyển giá, tạo nên khung pháp lý cao nhất nhằm phòng, chống hiệu quả hơn nữa tình trạng này. Đây là chia sẻ của Luật sư Trương Anh Tú – Chủ tịch TAT Law Firm với phóng viên TBTCVN.
Có thể thấy, sau hơn 30 năm mở cửa nền kinh tế, vai trò của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là khá rõ nét và đã được khẳng định, như đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP, tăng nguồn thu ngân sách, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng thị trường, giải quyết công ăn việc làm…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, hoạt động của khu vực kinh tế này cũng đã và đang bộc lộ những vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực, trong đó nổi lên là vấn đề chuyển giá nhằm trốn, tránh nghĩa vụ thuế của nhiều DN FDI. Biểu hiện của thực trạng này là việc nhiều DN FDI thường xuyên kê khai lỗ liên tục trong nhiều năm, song lại không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Một trong những trường hợp điển hình là Công ty Coca – Cola Việt Nam. Nghi vấn đối với Công ty Coca – Cola cũng đã được cơ quan thuế Việt Nam xác định qua hoạt động thanh tra, theo đó cơ quan thuế đã xác định Công ty Coca – Cola có đã có những vi phạm về khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo quy định, từ đó đã ban hành quyết định truy thu thuế đối với công ty này.
Không chỉ riêng Công ty Coca – Cola mà trên thực tế, kết quả thanh tra của cơ quan thuế đối với các DN FDI có nghi vấn chuyển giá trong thời gian qua cho thấy, nhiều DN FDI có lãi nhưng đã biến lãi thành lỗ thông qua chuyển giá. Cũng qua công tác thanh tra về chuyển giá, mỗi năm cơ quan thuế đã truy thu hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng từ xử lý những trường hợp DN FDI có hành vi chuyển giá. Tôi cũng đánh giá rất cao việc cơ quan thuế thời gian qua đã đẩy mạnh công tác này, để đảm bảo chống thất thu ngân sách nhà nước và tạo nên một môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng.
Có thể thấy tình trạng các DN FDI có hành vi gian lận, chuyển giá đang diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp và ngày càng phổ biến hơn, đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Cụ thể, các DN thực hiện các thủ thuật chuyển giá, chuyển lãi thành lỗ để tránh thuế gây thất thu một khoản lớn ngân sách đáng lẽ có được từ nguồn thuế thu nhập DN của các DN FDI.
Bên cạnh đó, chuyển giá với hình thức khai tăng giá trị nguyên vật liệu đầu vào làm gia tăng giá trị nhập khẩu và giá trị nhập siêu, sẽ gây mất cân bằng cán cân thương mại và cán cân thanh toán, từ đó gia tăng áp lực giảm giá đối với đồng tiền nội địa… Đặc biệt, với lợi thế về tài chính thông qua chuyển giá, DN FDI có nhiều lợi thế hơn so với DN nội địa, làm nảy sinh sự cạnh tranh bất bình đẳng trên thị trường...
Khung khổ pháp lý hiện hành có Luật Quản lý thuế số 38/2019 đã có những quy định liên quan đến giao dịch liên kết để chống chuyển giá và Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết, đã tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ và tiến gần với thông lệ quốc tế trong việc kiểm soát chuyển giá… Tuy nhiên, do chưa có luật chống chuyển giá riêng nên các quy định pháp lý liên quan đến công tác chống chuyển giá còn chưa cao, các quy định về kiểm soát định giá chuyển giao còn chưa mang tính hệ thống… Trong khi đó, hành vi gian lận, chuyển giá đang diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp. Việc xác định giá thị trường khách quan để làm rõ giao dịch liên kết là chuyển giá hay không, chưa có quy định cụ thể, dẫn tới cơ quan thuế cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện công tác kiểm soát chuyển giá. Vì vậy, để ngăn ngừa hiệu quả các hành vi này, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, tiến tới ban hành luật chống chuyển giá để tạo nên khung pháp lý cao nhất trong việc chống chuyển giá.
Bên cạnh đó, theo tôi, cơ quan thuế cũng cần phải có một cơ sở dữ liệu thông tin giá cả được cập nhật thường xuyên, liên tục với các nước, nhất là những nước có tập đoàn đa quốc gia, công ty mẹ đóng trụ sở và có quan hệ thương mại với Việt Nam. Hay nói cách khác, cơ quan thuế cần phải xây dựng hệ thống dữ liệu xuyên quốc gia, tăng cường hợp tác với chính phủ các nước nhằm thu thập, cung cấp, trao đổi thông tin, trong đó có thông tin giá cả và thị trường… để phòng, chống hiệu quả hơn nữa hành vi chuyển giá của DN FDI.
- KẾ HOẠCH Tổ chức Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt (17-05-2021)
- MỜI THAM GIA HỘI CHỢ FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT NĂM 2024 (17-05-2021)
- Mời tham gia Đoàn giao dịch thương mại và đầu tư tại Cộng hoà Ba Lan, Cộng hoà Séc và Thụy Sỹ (17-05-2021)
- Triển lãm và Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về công nghệ sản xuất và chế biến Rau, Hoa, Quả HORTEX VIETNAM 2025 (17-05-2021)
- “Hội chợ Triển lãm Xúc tiến Thương mại Vùng Biên giới - Đồng Tháp năm 2024”. (17-05-2021)