Sự bùng phát của dịch COVID-19 đã làm nhu cầu về khẩu trang trên thế giới tăng mạnh khi việc sử dụng loại sản phẩm này để bảo vệ sức khỏe cá nhân ngày ngày càng được chú trọng tại các quốc gia vốn có quan điểm chỉ sử dụng khi nhiễm bệnh. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục đến cuối năm 2020.
Sự gia tăng về lượng người nhiễm COVID-19 trên toàn cầu càng làm sự thiếu hụt của mặt hàng này tăng thêm. Hiện Bắc Mỹ đang là một trong những thị trường có nhu cầu rất lớn đối với sản phẩm khẩu trang do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. EU cũng tăng đột biến về nhu cầu.
Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới, các nhà sản xuất cần tăng 40% sản xuất khẩu trang để đáp ứng nhu cầu hiện nay.
Mặc dù quốc gia thành viên trong khối Liên minh châu Âu là Pháp cũng có kế hoạch tăng đáng kể năng lực sản xuất khẩu trang và sản xuất 40 triệu khẩu trang vào cuối tháng 4/2020( ), nhưng với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 hiện nay thì Pháp cần tới ít nhất 40 triệu khẩu trang mỗi tuần phục vụ ngành y tế trong nước người dân Pháp.Ở một số quốc gia như Đức, các nhân viên y tế được yêu cầu sử dụng lại khẩu trang nhận được hàng ngày vì thiếu nguồn cung.
Cuối tháng 3 vừa qua đầu tháng 4/ 2020, tuy rất cần thiết nhưng Chính phủ Hà Lan đã phải thu hồi hơn nửa triệu khẩu trang nhập khẩu từ Trung Quốc sau khi phát hiện ra các lỗi của số khẩu trang này( ) khiến nhu cầu về khẩu trang chưa thể giảm, thậm chí thiếu hụt với lượng lớn.
Tại Thụy Sĩ, dù vẫn được coi là mặt hàng có giá trị thấp nhưng khẩu trang đã trở thành một mặt hàng nóng khi đại dịch COVID-19 đang phát triển và Thụy Sĩ phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng khẩu trang từ các nước xuất khẩu khác, giống như nhiều quốc gia ở miền Bắc Âu( ). Còn với Ý, quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất ở châu Âu, tuy đã nhận được 800.000 mặt nạ từ Nam Phi, nhưng quốc gia này vẫn cần ít nhất 10 triệu khẩu trang nữa.
Ngay cả với Mỹ, dù Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) từng có quy định hạn chế nhập khẩu khẩu trang từ nước ngoài, nhưng đầu tháng 4 này đã phải thay đổi và cho phép mặt nạ KN95 của Trung Quốc được sử dụng ở Mỹ, cho thấy nhu cầu đối với mặt hàng này đang tăng rất cao.
Có thể thấy nhu cầu về khẩu trang ở một số nước châu Âu và Mỹ tăng cao và năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn vừa có thể đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như phục vụ xuất khẩu. Đây là cơ hội đối với các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang đủ tiêu chuẩn của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường. Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng khẩu trang cũng sẽ góp phần hồi phục các hoạt động thương mại và xuất khẩu ngành dệt may sau khi bị ảnh hưởng không nhỏ do đại dịch COVID-19.
Lưu ý về xuất khẩu khẩu trang trong thời điểm dịch COVID-19 vào thị trường EU
Tuy nhiên, nếu sản xuất các mặt hàng thiết yếu như khẩu trang hay quần áo bảo hộ y tế không theo tiêu chuẩn kỹ thuật thì sẽ khó xuất khẩu được vào EU, thậm chí gây dư thừa, thiệt hại về kinh tế khi không tiêu thụ được ở các thị trường khác.
Để có thể xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế vào EU, các doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn về nhãn CE (thích ứng với các như quy định của EU) hoặc đáp ứng bộ tiêu chuẩn mà EU đang phối hợp cùng các nước thành viên đưa ra trong trường hợp chưa có nhãn CE để xuất khẩu vào riêng từng quốc gia theo địa chỉ liên kết website:
Ủy ban Tiêu chuẩn châu Âu (CEN) và Ủy ban Tiêu chuẩn điện tử châu Âu (CENELEC) đã đưa ra những“tiêu chuẩn châu Âu” cho một số thiết bị y tế và thiết bị bảo vệ cá nhân để các nước thứ ba căn cứ sản xuất hàng hóa, có thể thực hiện xuất khẩu vào châu Âu, gồm:
- EN 149: 2009 đối với khẩu trang FFP (Yêu cầu, thử nghiệm, đánh dấu);
- EN 14683: 2019 đối với khẩu trangy tế (Yêu cầu và phương pháp thử);
- EN 166: 2001 đối với kính bảo vệ mắt (Thông số kỹ thuật);
- EN 14126: 2003 đối với quần áo bảo hộ (Yêu cầu về hiệu suấtvà phương pháp thử đối với quần áo bảo hộ chống lại các tác nhân lây nhiễm);
- EN 14605: 2009 đối với quần áo bảo hộ chống hóa chất lỏng (yêu cầu về hiệu suất đối với quần áo có kết nối kín chất lỏng (Loại 3) hoặc phun kín (Loại 4);
- EN 13795-1: 2019 đối với quần áo phẫu thuật (yêu cầu và phương pháp thử);
- EN 455-1: 2000 đối với găng tay y tế sử dụng một lần (Yêu cầu và thử nghiệm để không bị thủng lỗ (MDD);
- EN 455-2: 2015đối với găng tay y tế sử dụng một lần (Yêu cầu và thử nghiệm cho các tính chất vật lý (MMD);
- EN 455-3: 2015 đối với găng tay y tế sử dụng một lần (Yêu cầu và thử nghiệm để đánh giá sinh học (MDD);
- EN 455-4: 2009 EN đối với găng tay y tế sử dụng một lần (Yêu cầu và thử nghiệm để xác định thời hạn sử dụng (MDD);
Ngoài ra, còn có:
- EN ISO 374-5: 2017 đối với găng tay y tếchống lại các hóa chất và vi sinh vật nguy hiểm (Yêu cầu về thuật ngữ và hiệu suất đối với các rủi ro vi sinh vật);
- EN ISO 13688: 2013 đối với quần áo bảo hộ (Yêu cầu chung);
- EN ISO 10993-1: 2009 - Đánh giá sinh học của các thiết bị y tế (Đánh giá và thử nghiệm trong quy trình quản lý rủi ro).
Doanh nghiệp có thể tham khảo tiêu chuẩn về khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế tại địa chỉ:
Danh sách phân loại HS trong xuất khẩu vật tư y tế phòng chống COVID-19
Để đáp ứng nhu cầu chưa từng có và tăng tốc độ lưu thông qua biên giới các thiết bị y tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu hiện nay, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xây dựng và phân loại mã HS đối với một số mặt hàng này.
Danh sách ban đầu bao gồm phân loại các sản phẩm thiết yếu cần thiết như bộ dụng cụ xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 và khẩu trang, một số thiết bị cá nhân và thiết bị y tế như máy thở và ECMO (oxy hóa màng ngoài cơ thể), vật tư tiêu hao và sản phẩm khử trùng có thể được sử dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh.
Danh sách các vật tư y tế được mã hóa HS được coi là cơ sở để xác định sự lưu thông qua các biên giới đối với các sản phẩm cần thiết trong đại dịch, áp dụng các chính sách giảm thuế và phi thuế quan, theo dõi và chống lại các nguồn cung giả mạo.
Một số loại vật tư y tế được phân loại HS ưu tiên giao dịch xuyên biên giới
- Bộ kits thử COVID-19 Thử chẩn đoán dựa trên chuỗi polymerase phản ứng (PCR) xét nghiệm axit nucleic. 3822.00
- Dụng cụ kiểm tra và chẩn đoán COVID-19 Dùng trong phòng thí nghiệm lâm sàng cho In Vitro; 9027.80
- Tăm bông và set dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm,Set lọ chứa một môi trường nuôi cấy mẫu virus và bông gòn để thu thậpcác mẫu:3821.00
- Bảo vệ mặt và mắt Khẩu trang giấy / cellulose:4818.50
Khẩu trang dệt, không có bộ lọc thay thế hoặc các bộ phận cơ khí, bao gồm: Khẩu trang phẫu thuật và khẩu trang dùng một lần làm bằng vải không dệt. Gồm cả các khẩu trang N95:6307.90
Khẩu trang phòng độc với các bộ phận cơ khí hoặc bộ lọc thay thế để bảo vệ chống lạicác tác nhân sinh học. Cũng bao gồm loại khẩu trang kết hợp bảo vệ mắt hoặc mặt: 9020.00
- Kính bảo hộ: 9004.90
- Tấm chắn mặt bằng nhựa (che phủ nhiều hơn vùng mắt):3926.20
- Găng tay Găng tay cao su phẫu thuật: 4015.11
Găng tay cao su khác: 4015.19
Găng tay dệt kim đã được ngâm tẩm hoặc phủ nhựa hoặc cao su 6116.10
Găng tay dệt không dệt kim hoặc móc 6216.00
- Quần áo bảo hộ, Quần áo bảo hộ Unisex dùng trong phẫu thuật/y tế làm bằng vải dệt được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bằng nhựa. 6210.50
- Thuốc khử trùng, Dung dịch cồn (Không bảo vệ, 75% cồn ethyl) 2208.90
- Nước rửa tay sát khuẩn (dạng chất lỏng hoặc gel thường được sử dụng để giảm nhiễm trùng tác nhân trên tay): 3808.94
- Vật tư y tế, phẫu thuật hoặc máy khử trùng phòng thí nghiệm, Sử dụng hơi nước hoặc nước sôi: 8419.20
- Hydrogen peroxide H2O2 đưa ra để sử dụng nội bộ hoặc bên ngoài như là một loại thuốc, bao gồm như một chất khử trùng cho da. 3004.90
(Nguồn: WCO và WTO)
2.Cơ hội và thách thức khi thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
Đến nay, Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Sự ra đời của các FTA và FTA thế hệ mới là xu hướng tất yếu mà các nước, trong đó có Việt Nam nếu muốn tiếp tục phát triển bền vững. Tuy nhiên, do các FTA được ký kết liên tiếp nhau trong thời gian ngắn, nên Việt Nam còn rất nhiều vấn đề cần phải tiếp tục xây dựng và kiện toàn khi tiến hành thực thi các FTA, đặc biệt là đối với 2 FTA thế hệ mới - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).…
Theo quan điểm truyền thống, FTA là hiệp định hợp tác kinh tế được ký kết giữa ít nhất hai nước, nhằm cắt giảm các hàng rào thương mại, cụ thể là thuế quan, quota nhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan khác, đồng thời, thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các nước này với nhau. Một trong các đặc điểm quan trọng của FTA truyền thống là các thành viên của FTA không có biểu thuế quan chung trong quan hệ thương mại với các nước bên ngoài FTA. Các FTA điển hình theo khái niệm này là FTA ASEAN (AFTA).
Thuật ngữ “thế hệ mới” hoàn toàn mang tính tương đối, được sử dụng để nói về các FTA có phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa, có nhiều vấn đề mới, mục tiêu là giải quyết các vấn đề mới phát sinh và tồn tại so với các FTA đã ký trước đây như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)… So với các FTA truyền thống, thì các FTA thế hệ mới có các nội dung mới như: Đầu tư, cạnh tranh, mua sắm công, thương mại điện tử, khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển cũng như dành thời gian chuyển đổi hợp lý để nước đi sau có thể điều chỉnh chính sách theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của mình...
Một số nội dung đã có trong các FTA truyền thống và các hiệp định của WTO song được các FTA thế hệ mới hoàn thiện, bổ sung hoàn chỉnh hơn như: Thương mại hàng hóa, bảo vệ sức khỏe động vật và thực vật trong thương mại quốc tế, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, tự vệ thương mại, quy tắc xuất xứ, minh bạch hóa và chống tham nhũng, giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài… điển hình như: Trong các FTA “thế hệ mới”, về thương mại hàng hóa, phần lớn hàng nhập khẩu sẽ được loại bỏ thuế quan; về thương mại dịch vụ và đầu tư, các cam kết đều cao hơn so với cam kết WTO. Như vậy, so với các hiệp định của WTO, thì các FTA “thế hệ mới” chính là các hiệp định “WTO cộng”, với những nội dung trước đây từng bị từ chối, nay lại cần thiết phải chấp nhận, bởi bối cảnh thương mại quốc tế đã thay đổi.
Xét về tổng thể, các nội dung có trong FTA truyền thống và WTO đều đã được FTA thế hệ mới đề cập nhưng với mức độ, chuẩn mực sâu sắc và đầy đủ hơn. Nghĩa là, nếu như với các FTA truyền thống, phạm vi ký kết và ảnh hưởng chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, thì với việc tham gia FTA thế hệ mới, ngoài kinh tế, các lĩnh vực chính trị và ngoại giao cũng sẽ bị tác động và ảnh hưởng toàn diện.
Tác động của FTA thế hệ mới
Về mức độ tác động, cũng như tất cả các điều ước quốc tế khác, FTA thế hệ mới mang đến cho Việt Nam và các nước tham gia những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Cụ thể như:
Tác động tích cực
Thứ nhất, sau khi ký kết, Việt Nam sẽ thu hút thêm được nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn, có tiềm năng từ các nước châu Âu đầu tư vào trong nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế từ sản xuất xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu thô sơ và thủ công sẽ được nâng lên giai đoạn chế biến công nghệ cao, chế biến tinh với giá trị gia tăng cao hơn. Về lâu dài, sẽ thay đổi cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy, với điều kiện các yếu tố khác đều thuận lợi, CPTPP và EVFTA có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025. Theo nghiên cứu này, Việt Nam có thể là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong số các nước tham gia hiệp định. Đối với CPTPP, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030 sẽ làm tăng 1,1% GDP; trong điều kiện kích thích năng suất thì tăng trưởng kinh tế đến năm 2030 của Việt Nam có thể tăng tới 3,5%. So với kịch bản không có EVFTA, kết quả mô phỏng cho thấy, lợi ích thu được đối với Việt Nam là 3,2 tỷ USD vào năm 2020 và 7,2 tỷ USD vào năm 2030; xét về thu nhập quốc dân, kinh tế Việt Nam kỳ vọng tăng 2,5% vào năm 2020 và 4,6% vào năm 2030.
Thứ hai, so với các FTA truyền thống, FTA thế hệ mới xóa bỏ phần lớn thuế quan về hàng hóa giữa Việt Nam với các nước, mang lại cơ hội cạnh tranh về giá cho doanh nghiệp (DN) xuất khẩu của Việt Nam với các đối thủ (chủ yếu ở các nước châu Á) trên thị trường thế giới. Ví dụ: Trong EVFTA, Việt Nam và EU cam kết xóa bỏ 99% dòng thuế; trong đó, EU cam kết xóa bỏ 85,6%, Việt Nam cam kết xóa bỏ 65% số dòng thuế ngay khi EVFTA có hiệu lực. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng khi đối tác trong FTA thế hệ mới là các nước châu Âu, thị trường tiềm năng và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp xuất khẩu so với thị trường ở các nước châu Á. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, khi thực thi CPTPP, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vào năm 2030 dự tính tăng tới 3,5%, xuất khẩu tăng 6,9%, nhập khẩu tăng 7,6%.
Thứ ba, các FTA thế hệ mới sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau, giảm lệ thuộc vào một thị trường cụ thể, giảm rủi ro kinh doanh thương mại khi thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Việt Nam được tiếp cận thị trường tốt hơn, với mức thuế suất thấp hơn so với các nước như: Canada, Mexico, Chile và Peru – những nước mà hiện Việt Nam chưa ký kết FTA, hiệp định thương mại song phương. Đặc biệt, CPTPP sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico; đồng thời, thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển. CPTPP cũng mở cửa cho các nước và vùng lãnh thổ khác tham gia, như: Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan và Philipines. Điều này giúp Việt Nam tiếp cận được một thị trường rộng lớn, hỗ trợ tăng trưởng. Tác động của EVFTA đến các phân ngành chính và một số ngành mà Việt Nam được hưởng lợi trực tiếp như: Chế biến thực phẩm, gạo, rau quả, dệt may, da giày, điện tử, máy móc, thiết bị và một số phân ngành Dịch vụ (thông tin, giao thông vận tải…).
Thứ tư, việc ký kết thêm các thỏa thuận về lao động giúp cho người lao động Việt Nam luôn được bảo vệ về quyền lợi, nâng cao tiêu chuẩn và điều kiện hỗ trợ ưu đãi trong môi trường làm việc cho người lao động; đồng thời gia tăng thu nhập (ước tính 4-5%).
Thứ năm, vấn đề về môi trường cũng được cam kết trong các FTA thế hệ mới, nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, gìn giữ và cân bằng các nguồn tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu, giải quyết các vấn đề gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, các nước tham gia FTA buộc phải xúc tiến nhanh các vấn đề liên quan đến môi trường, nhằm đạt được các tiêu chuẩn về môi trường đã cam kết trong sản phẩm xuất khẩu. Để phù hợp với các quy định quốc tế và phát triển bền vững, Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13; xem xét thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều về quy hoạch của Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Đa dạng sinh học, Luật Khí tượng thủy văn, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo…
Thứ sáu, với tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử công bằng, các FTA “thế hệ mới” sẽ giúp Việt Nam kiện toàn, cải thiện hơn nữa bộ máy quản lý nhà nước theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương của công chức nhà nước, từ đó hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt, việc hoàn thiện và tăng cường công tác bảo hộ IPR sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có hàm lượng tri thức cao.
Thứ bảy, cam kết hoàn thiện hệ thống pháp luật sẽ giúp các thành viên tham gia cải thiện môi trường pháp lý và kinh doanh, cụ thể: Bảo vệ nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khỏi sự can thiệp trái pháp luật; Tạo “sân chơi” công bằng cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp tư nhân; Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong kinh doanh; Thuận lợi hóa việc công nhận các tiêu chuẩn sản phẩm; Mở cửa thị trường mua sắm công cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ các thành viên của FTA; Minh bạch hóa hoạt động các cơ quan nhà nước; Bảo hộ IPR của cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.
Tác động tiêu cực
Bên cạnh những thuận lợi mà các FTA mang lại thì khó khăn lớn từ các FTA đó chính là tăng sức ép cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế quốc gia, khu vực và toàn cầu. Về mặt xã hội, cạnh tranh tăng lên khi tham gia FTA có thể làm một số doanh nghiệp ở các nước đang phát triển, trước hết là các DNNN, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động.
Đối với hệ thống pháp luật, các FTA thế hệ mới đòi hỏi các thành viên tham gia phải thực hiện rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật của nước mình, trước hết là các lĩnh vực thương mại, đầu tư, cạnh tranh của DNNN, lao động, đấu thầu, thương mại điện tử, môi trường, giải quyết tranh chấp…
Về thể chế, chính sách, các FTA thế hệ mới cũng đòi hỏi các thành viên phải thực hiện rà soát toàn bộ hệ thống chính sách kinh tế-xã hội, văn hóa của nước mình để thực hiện minh bạch chính sách; cải cách hành chính; cải cách tư pháp; xử lý mối quan hệ giữa thương mại quốc tế với những vấn đề vốn được coi là “phi thương mại” - “các giá trị xã hội” như: Thương mại và quyền con người, bảo vệ người lao động trong thương mại quốc tế, thương mại và môi trường, thương mại và văn hóa, thương mại và an ninh, bảo đảm an toàn thực phẩm, thương mại, phát triển bền vững và quản trị tốt; quyền của nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, minh bạch chính sách, quyền tự do internet… theo hướng chuyển từ “đối thoại giữa những người khiếm thính” sang thỏa hiệp đàm phán.
Nhìn chung, các FTA “thế hệ mới” tiềm ẩn nhiều hệ quả quan trọng không chỉ đối với hệ thống pháp luật của các thành viên mà còn liên quan tới các chính sách xã hội, văn hoá, kinh tế của các nước này. Các tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch và hành xử công bằng của bộ máy nhà nước sẽ đặt ra những thách thức lớn cho các cơ quan nhà nước. Chính phủ các thành viên của FTA sẽ phải thực hiện chính sách đầy khó khăn khi phải cân bằng giữa thương mại quốc tế với những vấn đề vốn được coi là “phi thương mại”…
Thời gian để triển khai và thực thi các cam kết tại các FTA cũng đang là lực cản lớn đối với Việt Nam. Với các FTA thông thường, tổng thời gian thực thi tất cả các cam kết kéo dài 10 năm. Với các FTA thế hệ mới, Việt Nam sẽ phải thực hiện các cam kết chỉ trong 5-7 năm; trong đó, nhiều điều khoản sẽ phải thực hiện ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, nhiều thỏa thuận sẽ phải thực hiện sau 2 - 3 năm.
Với mức độ mở cửa tự do hóa sâu hơn, các lĩnh vực còn thiếu, còn yếu của Việt Nam như: Giao thông vận tải, IPR, đào tạo nguồn nhân lực, lao động kỹ thuật có tay nghề cao… sẽ khó có thể đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi phân luồng đầu tư từ nước ngoài với dòng vốn mạnh mẽ đổ vào trong nước, cạnh tranh cao sẽ gây sức ép đối với doanh nghiệp . Áp lực của việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng lên nhiều ngành nghề đang được bảo hộ trong nước (ô tô, mía đường, xăng dầu…); nhiều sản phẩm truyền thống của Việt Nam chưa được đăng ký theo Luật Sở hữu trí tuệ quốc tế dẫn đến nguy cơ mất thương hiệu, cạnh tranh yếu trên thị trường nước ngoài; trình độ nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu để thực hiện các thao tác vận hành máy móc công nghệ cao, thiếu lao động sử dụng thành thạo ngôn ngữ nước ngoài.
- KẾ HOẠCH Tổ chức Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt (28-10-2020)
- MỜI THAM GIA HỘI CHỢ FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT NĂM 2024 (28-10-2020)
- Mời tham gia Đoàn giao dịch thương mại và đầu tư tại Cộng hoà Ba Lan, Cộng hoà Séc và Thụy Sỹ (28-10-2020)
- Triển lãm và Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về công nghệ sản xuất và chế biến Rau, Hoa, Quả HORTEX VIETNAM 2025 (28-10-2020)
- “Hội chợ Triển lãm Xúc tiến Thương mại Vùng Biên giới - Đồng Tháp năm 2024”. (28-10-2020)