BÁO CÁO CHUYÊN SÂU PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG THÁNG 03/2020 (27-10-2020)

  1. Một số các biện pháp thương mại ứng phó đại dịch COVID-19 của các nước thành viên WTO

Tổ chức Thương mại thế giới - WTO đã và đang tăng cường giám sát các tác động của đại dịch COVID-19 đến thương mại. Trong một thông điệp gửi đi ngày 24/3/2020, Tổng giám đốc WTO - Roberto Azevêdo – đã yêu cầu tất cả các thành viên WTO nộp thông tin cho Ban Thư ký WTO về các biện pháp liên quan đến thương mại gần đây của mình, đặc biệt là các chính sách mà các thành viên đưa ra để đối phó với sự bùng phát của coronavirus, bao gồm các biện pháp liên quan đến thương mại, như các biện pháp về hỗ trợ xuất khẩu và các chương trình hỗ trợ kinh tế.

Ban Thư ký WTO đã tổng hợp tạm thời được danh sách một số các biện pháp thương mại của các nước thành viên WTO liên quan đến dịch COVID-19 như sau:

- Quạt thông gió (bộ máy hô hấp nhân tạo) (NCM 9019.20.10),  Từ ngày 21/3/2020, tạm đình chỉ

- Thuế chống bán phá giá nhập khẩu dưới da ống tiêm bằng nhựa, dùng một lần, vô trùng, có hoặckhông có kim tiêm (NCM 9018.31.11; 9018.31.19) từ Trung Quốc (điều tra bắt đầu vào 15/9/2009 và áp đặt từ 15/3/2011)         Resolución 114/2020 Ministryio de esarrollo Productivo (20/3/2020)  Từ ngày 24/3/2020 tạm đình chỉ

Thuế chống bán phá giá nhập khẩu đường tiêm giải pháp (NCM 3004.90.99)

từ Brazil và Mexico (bắt đầu điều tra vào ngày 29/6/2018 và áp đặt từ 02/12/2019)Resolución số 118/2020 Ministerio de Desarrollo Productivo (23/3/2020)         Brazil          Loại bỏ tạm thời

Thuế nhập khẩu nhất định thiết bị bảo vệ cá nhân (NCM trong Chương 22; 29; 38; 39; 40; 56; 62; 63; 65; 73; 90) do Đại dịch Covid-19 Resolucao số 17/2020, Ministerio da Economia/Camara de Comercio Exterior/Comité-Executivo de Gestão (17/3/2020)     Từ 18/3/2020 đến 30/9/2020

Thực hiện đề án đặc biệt cấp phép xuất khẩu cho hàng hóa để ứng phó với đại dịch Covid-19 Secex Portaria số. 16/2020 (18/3/2020)         Từ 19/3/2020 Loại bỏ tạm thời

Yêu cầu nhất định cấp phép nhập khẩu các sản phẩm (ống nhựa chân không cho và ống tiêm) (NCM 3822.00.90;3926,90,40; 9018,39,99; 9018.31.11; 9018.31.19)       Secex Portaria No. 18/2020 (20/3/2020)Từ 23/3/2020

Trung Quốc          Tạm thời giảm thuế nhập khẩu nhất định các sản phẩm vật tư y tế, nguyên liệu, nông sản, thịt.     Tổng cục Thương mại ban hành Thông tư mở rộng nhập khẩu để chống lại dịch coronavirus mới (06/02/2020) Loại bỏ tạm thời

Thuế nhập khẩu nhất định hóa chất hữu cơ và dược phẩm     Thông báo số 50/2015-2020, Bộ Thương mại và Công nghiệp - Sở Thương mại, Tổng cục Ngoại giao Thương mại (ngày 3/3/2020)Từ 03/3/2020 Paraguay Loại bỏ tạm thời

Thuế nhập khẩu đối với một số bảo vệ cá nhân trang bị và dược phẩm, do đại dịch Covid-19Ministerio de Hacienda, NoticiaCompleta (16/3/2020)     

          Loại trừ tạm thời thuế bổ sung 25% cho một số sản phẩm từ danh sách 19 sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc (áp đặt vào ngày 01/9/2019).        Federal Register/Vol. 85, No. 47 FR No. 13970 (10/3/2020)Từ 01/9/2019 đến 01/9/2020) Loại bỏ tạm thời

Thuế nhập khẩu nhất định trang thiết bị bảo vệ cá nhân và dược phẩm, do đại dịch Covid-19 (trong các chương của  NCM 28; 30; 34; 38; 39; 40; 56; 62; 63; 65; 90; 94)Ministerio de Economía y Finanzas - Comunicado (23/3/2020)     Từ 23/3/2020

Các biện pháp tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu vật tư y tế quan trọng và hỗ trợ thanh khoản cho các nhà nhập khẩu  G/MA/W/145      

(Nguồn: Ban Thư ký WTO)

  1. Một số các biện pháp thương mại ứng phó đại dịch COVID-19 Đối với thị trường EU

Đại dịch COVID-19 đang làm giảm triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế thuộc khối Liên minh châu Âu (EU). EU cùng lúc phải đối phó với cả bệnh dịch và tác động mà dịch này gây ra cho lĩnh vực kinh tế.

Sau khi các nước châu Âu triển khai chiến lược riêng lẻ để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh, EU bắt đầu tìm kiếm giải pháp tổng thể cho toàn khu vực như công bố quỹ đầu tư lên tới 37 tỷ euro để hỗ trợ khẩn cấp các nước trong khối, cho phép tất cả các nước thành viên đưa ra mọi biện pháp cấp thiết để bảo vệ nền kinh tế. Ngân hàng châu Âu (ECB) đã đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 750 tỷ euro.

Tuy nhiên cho đến nay, do nhiều nước châu Âu bị phong tỏa, các cửa hàng phải đóng cửa theo lệnh của nhà chức trách một số nước, hoặc có rất ít khách tới mua hàng, thậm chí kênh mua bán trên mạng của ngành thời trang cũng suy giảm mạnh khiến hầu hết các doanh nghiệp châu Âu phải tạm ngừng nhập hàng. Thương mại giữa Việt Nam và EU cũng bị ảnh hưởng rõ rệt. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp châu Âu có xu hướng đợi thực thi Hiệp định EVFTA vì nhập khẩu lúc này thì vẫn phải chịu thuế trong khi nguy cơ hàng hóa bị ứ đọng là rất cao và sẽ còn phát sinh thêm nhiều chi phí để lưu kho, bảo quản… Nếu Quốc hội Việt Nam phê chuẩn trong kỳ họp dự kiến tổ chức vào tháng 5 tới thì dự kiến Hiệp định sẽ được thực thi vào tháng 7/2020, cũng là thời điểm mà dịch COVID-19 được dự báo sẽ thuyên giảm mạnh. Khi đó, hàng nhập từ Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế suất 0%, cạnh tranh hơn nhiều. Đây là khả năng mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên lưu ý.

Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tính đến khả năng sản xuất và dự trữ hàng hóa để đến khi điều kiện thuận lợi (như dịch hết, EVFTA bắt đầu thực thi…), Việt Nam có sẵn hàng hóa để đáp ứng các đơn hàng từ châu Âu. Theo Thương vụ Việt Nam tại EU, khách hàng châu Âu rất quan tâm đến các sản phẩm dệt may của Việt Nam, đặc biệt là sau khi EVFTA được ký kết và phê chuẩn.

Đối với các mặt hàng như động vật, thực vật, thực phẩm, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại EU, để đảm bảo hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi, Ủy ban Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG-SANTE) thuộc Ủy ban Châu Âu khuyến cáo các doanh nghiệp sử dụng nền tảng TRACES (https://webgate.ec.europa.eu/tracesnt/ecas-login) cho các chứng thư về vệ sinh và kiểm dịch động vật, thực vật đối với các sản phẩm được xuất khẩu sang EU.

Liên quan đến chứng thư xuất khẩu thực phẩm sang EU, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã có văn bản số 287/XNK-NS ngày 23/3/2020 thông tin đến các địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm để có phương án xử lý phù hợp, đáp ứng các quy định nêu trên của phía bạn, tránh gây ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu.

Đối với các quốc gia không sử dụng TRACES, doanh nghiệp cần đảm bảo cung cấp chứng thư gốc kèm với các lô hàng trong phương tiện vận chuyển. Trong trường hợp chứng thư gốc không thể gửi kèm lô hàng, DG-SANTE sẽ đề xuất với các Trạm kiểm soát biên giới tại EU chấp nhận các bản sao giấy chứng thư đáp ứng các điều kiện như bản scan giấy chứng thư gốc được gửi bằng email, từ hòm thư thuộc Cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương của nước sở tại đến hòm thư của Trạm kiểm soát biên giới tại EU của điểm nhập cảnh tại EU, được cung cấp tại các trang thông tin điện tử sau:

- Đối với động vật và sản phẩm động vật:

- Đối với thực phẩm và thức ăn có nguồn gốc phi động vật:

- Đối với cây trồng và sản phẩm thực vật:

Giấy chứng thư gốc được gửi đến Trạm kiểm soát biên giới tại EU sớm nhất có thể về mặt kỹ thuật, khi các hạn chế được đề cập ở trên đã được xem xét hoặc dỡ bỏ đáng kể.

Theo Thông báo số SANTE.DDG2.G.5/HK/2028121 ngày 30/3/2020 của EC, Việt Nam thuộc Danh sách Phụ lục II cần phải thực hiện Quy định số 2019/1973 về việc xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm và thức ăn không có nguồn gốc động vật vào thị trường EU cần phải kiểm soát độ nguy cơ nhiễm aflatoxin, tồn dư thuốc trừ sâu, chất pentachlorophenol và dioxin hoặc/và nguy cơ nhiễm vi sinh vật khác.

Việc áp dụng Quy định số 2019/1973 yêu cầu mỗi lô hàng sản phẩm nêu trên phải có một Giấy chứng nhận chính thức theo mẫu tại Phụ lục IV của Quy định này. Mỗi lô hàng cũng phải có các Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm từ cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu theo quy định tại Điều 10 của Quy định EU 2019/1973. Giấy chứng nhận nêu trên hiện đã được triển khai qua hệ thống điện tử TRACE-NT, và cho phép chứng nhận kiểm dịch đối với tất cả các sản phẩm động vật và thực vật xuất khẩu vào EU.

Hệ thống TRACE-NT cũng cho phép đăng tải lên các kết quả xét nghiệm liên quan trong quá trình thực hiện chứng nhận. Người khai báo qua hệ thống TRACE-NT phải đăng ký tài khoản thông qua hệ thống xác nhận người dùng của Hội đồng Châu Âu, còn gọi là “EU login” (hiện có khoảng 42.000 tài khoản đã được đăng ký cho các thành viên thương mại hoặc các cơ quan chức năng trên thế giới). Việc khai báo TRACE-NT cần biến đổi tương thích cho mỗi quy trình hành chính khác nhau của các nước khác nhau.

Đối với đối tác đã sử dụng hệ thống TRACE-NT cho việc xuất khẩu các sản phẩm khác, hiện muốn tiếp tục sử dụng để chứng nhận cho việc xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm và thức ăn không có nguồn gốc động vật (thuộc Danh sách Phụ lục II) cần kiểm tra kỹ lưỡng về việc có cần thiết phải thay đổi thông tin về cơ quan chức năng liên quan hay không, và sau đó thông báo lại cho bộ phận thường trực của hệ thống TRACE (địa chỉ email: sante-trace@ec.europa.eu). Đối với trường hợp khai báo lần đầu cho việc xuất khẩu thực phẩm và thức ăn không có nguồn gốc động vật (thuộc Danh sách Phụ lục II), cần phải liên hệ với bộ phận thường trực của hệ thống TRACE để xác nhận cơ quan chức năng liên quan và được chứng nhận bởi cơ quan đó.

  1. Một số các biện pháp thương mại ứng phó đại dịch COVID-19 đối với thị trường Hàn Quốc

Đáng chú ý là Hàn Quốc đang trở thành tâm điểm chú ý trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới rơi vào tình trạng thiếu hụt nhu yếu phẩm trầm trọng do dịch COVID-19. Một số quốc gia đã đặt hàng nhập khẩu một số sản phẩm từ Hàn Quốc do Hàn Quốc vẫn đảm bảo đủ nguồn cung trong nước và người dân không có xu hướng mua sắm tích trữ nhờ mạng lưới phân phối phát triển và dịch vụ vận chuyển online nhanh chóng.

Chẳng hạn gần đây, chuỗi siêu thị bán lẻ Homeplus đã nhận đặt hàng khẩn cấp giấy vệ sinh dạng cuộn và xuất khẩu thêm các mặt hàng nhu yếu phẩm khác cho khách hàng ở Singapore khi Hàn Quốc vẫn còn tồn kho số lượng lớn( ).

Hay công ty sản xuất mỳ ăn liền Nongshim cũng nhận được yêu cầu sản xuất thêm cho Mỹ. Và để đảm bảo tiến độ xuất khẩu, 6 nhà máy đã phải tăng cường sản xuất mỳ liên tục trong 24 giờ, nhưng hàng vừa lên kệ siêu thị đã ngay lập tức tiêu thụ hết. Công ty này đang tiếp tục tăng năng suất tối đa ở tất cả các nhà máy trong và ngoài nước. Trong tháng 3/2020, doanh số bán hàng mỳ ăn liền Hàn Quốc ở nước ngoài tăng khoảng 40%, sản lượng xuất khẩu tăng 28%, thực phẩm chế biến từ gạo và sữa bột cũng tăng mạnh.

Sản lượng xuất khẩu nước sát khuẩn tay và các sản phẩm phòng dịch tăng 7 lần, dụng cụ chẩn đoán COVID-19 cũng tăng 2 lần.

Tuy nhiên, ngoài các sản phẩm thiết yếu kể trên, theo Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA), vẫn có nhiều vụ việc áp dụng chính sách hạn chế hoặc quy chế nhập khẩu với mặt hàng của Hàn Quốc tại 27 quốc gia trong quý 1/2020( ).

Cụ thể, 07 trường hợp hàng hóa từ Hàn Quốc đang bị điều tra để áp quy chế nhập khẩu. Trong đó, Mỹ đang điều tra chống bán phá giá đối với ba sản phẩm từ Hàn Quốc là thuốc lá loại 4 (chiều dài từ 7-12cm), nhôm hợp kim aluminium dạng tấm, và tấm nhựa phân tử lượng có tính nhiệt dẻo. Philippines đang xem xét áp biện pháp tạm thời hạn chế nhập khẩu với mặt hàng ô tô và xe chở khách của Hàn Quốc. Các nước Pakistan, Malaysia và Mexico cũng đang điều tra áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng của Hàn Quốc.

Như vậy, theo tình hình cung-cầu thực tế đối với các loại hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam cũng nên nghiên cứu tuân thủ các quy định của nhà nước và khi đã đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu trong nước, có thể xuất khẩu các loại sản phẩm thiết yếu mà các quốc gia đang có nhu cầu nhập khẩu cao, đặc biệt là EU, Mỹ.

  1. Đại dịch COVID-19 Tác động đối với kinh tế  Trung Quốc

Dịch bệnh nCoV xảy ra vào thời điểm đầu năm 2020 và cũng là dịp nghỉ Tết của người dân Trung Quốc và một số quốc gia châu Á đã gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của các nước, điển hình là Trung Quốc, nhất là trong 8 lĩnh vực: y tế và nguồn nhân lực, du lịch, giao thông vận tải, bán lẻ (tiêu dùng của người dân), ngoại thương, đầu tư (cả trực tiếp và gián tiếp), các ngành sản xuất theo chuỗi, và dịch vụ tài chính. Tác động tiêu cực này chủ yếu sẽ diễn ra trong quý 1 và quý 2 năm 2020; khi mà dịch bệnh được dự báo là cao điểm, lắng xuống và có độ trễ sau đó.

Còn khá sớm để đánh giá đầy đủ về tác động của dịch nCoV đối với kinh tế thế giới, nhưng theo một số nghiên cứu gần đây (Goldman Sachs, Moody’s, Coface, BNP Paribas Cadif, International SOS…), dự báo dịch bệnh này có thể khiến GDP toàn cầu giảm khoảng 0,3-0,7 điểm % năm 2020, tùy thuộc nhiều vào tình hình kiểm soát dịch bệnh (do Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (sau Mỹ), chiếm tỷ trọng khoảng 17% GDP toàn cầu và đóng góp khoảng 33% tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu).

Đối với Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể giảm từ 1-1,5 điểm % năm 2020 (xuống mức tăng trưởng khoảng 4,5-5% năm nay, trong khi Chính phủ Trung Quốc dự báo dịch nCoV khiến kinh tế Trung Quốc giảm 0,3 điểm %, xuống còn 5,8% năm 2020); trong khi một số tổ chức khác như Citibank, Mizuho, Moody’s dự báo mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm nay khoảng 5-5,5% (giảm 0,3-0,8 điểm % so với dự báo trước đó). Trong đó, các lĩnh vực chịu tác động mạnh là: dịch vụ y tế và nguồn nhân lực, du lịch - lữ hành - khách sạn, dịch vụ giao thông - vận tải, bán lẻ (tiêu dùng giảm), thương mại, đầu tư (cả trực tiếp và gián tiếp), chuỗi sản xuất - cung ứng và dịch vụ tài chính - ngân hàng.

Nền kinh tế Trung Quốc được dự đoán sẽ tạo ra hàng tỷ sản lượng kinh tế. Để tham khảo, Trung Quốc đã tạo ra 143 tỷ USD vào tháng 2 năm 2019, tháng trùng với Tết Nguyên đán ở Trung Quốc.[11] Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc báo cáo rằng các chuyến đi trên tàu đã giảm 73% xuống còn 190 triệu chuyến so với năm trước. Các nhà hàng đã đóng cửa. Tất cả 70.000 màn hình nhà hát trong nước đã bị đóng, xóa sổ toàn bộ phòng vé. Đây là sự khác biệt lớn so với tuần lễ Tết Nguyên đán năm 2019 đã tạo ra 836 triệu đô la Mỹ.[12] Các nhà máy, nhà bán lẻ và chuỗi nhà hàng đóng cửa.[13]

  1. Đại dịch COVID-19 tác động đối với kinh tế Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản đã nói rằng "coronavirus mới đang có tác động lớn đến du lịch, nền kinh tế và toàn xã hội của chúng ta".[14][15] Khẩu trang đã được bán hết trên toàn quốc và hàng tồn kho của khẩu trang đã cạn kiệt trong một ngày sau khi có hàng mới. Đã có áp lực đặt lên hệ thống chăm sóc sức khỏe khi nhu cầu kiểm tra y tế tăng lên. Người dân Trung Quốc đã báo cáo sự phân biệt đối xử ngày càng tăng. Bộ trưởng y tế đã chỉ ra rằng tình hình chưa đạt đến mức phải hủy bỏ các cuộc tụ họp đông người.

Các ngành hàng không, bán lẻ và du lịch đã báo cáo doanh số giảm và một số nhà sản xuất đã phàn nàn về sự gián đoạn đối với các nhà máy, hậu cần và chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Thủ tướng Abe đã cân nhắc sử dụng các quỹ khẩn cấp để giảm thiểu tác động của dịch bệnh đối với du lịch, trong đó công dân Trung Quốc chiếm 40%. S & P Global lưu ý rằng các cổ phiếu bị ảnh hưởng nặng nề nhất, là từ các công ty trải dài trong lĩnh vực du lịch, mỹ phẩm và bán lẻ tiếp xúc nhiều nhất với du lịch Trung Quốc. Nintendo tuyên bố rằng họ sẽ trì hoãn việc chuyển Nintendo Switch, được sản xuất tại Trung Quốc, sang Nhật Bản.

Sự bùng phát này đã là một mối lo ngại cho Thế vận hội Mùa hè 2020, dự kiến ​​diễn ra tại Tokyo bắt đầu từ cuối tháng Bảy. Do đó, chính phủ quốc gia đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung để giúp giảm thiểu tác động của dịch.[16][17] Ủy ban tổ chức Tokyo và Ủy ban Olympic quốc tế đã theo dõi tác động của dịch ở Nhật Bản.