BÁO CÁO CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC THÁNG 10/2020 (09-11-2020)

I.Các hoạt động phục vụ thuận lợi hóa thương mại tình hình trong nước

 

  1. Hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế của đất nước

Hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) mà Việt Nam đang là thành viên được kỳ vọng sẽ tác động sâu rộng đến nền kinh tế nước ta giai đoạn 2021 - 2035, giúp mở rộng cơ hội xuất khẩu, từ đó góp phần .

Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc tận dụng tối đa các cam kết của Hiệp định, đồng thời hỗ trợ cán bộ cơ quan nhà nước các tỉnh phía Nam trong quá trình thực thi các cam kết của Hiệp định, ngày 20 và 21 tháng 10 năm 2020 vừa qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Hội nghị tập huấn chuyên sâu về cam kết trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)”. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của đại diện đến từ các Sở, ban ngành địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, cơ quan truyền thông của một số tỉnh/thành phố khu vực phía Nam.

Hội nghị diễn ra trong vòng 02 ngày với 04 phiên tập huấn chuyên sâu, bao gồm các nội dung liên quan đến hàng hóa, quy tắc xuất xứ, và dịch vụ-đầu tư của Hiệp định CPTPP trong ngày tập huấn đầu tiên và các cam kết tương tự trong Hiệp định EVFTA vào ngày tập huấn thứ hai.

Trong lĩnh vực hàng hóa, các diễn giả tập trung truyền tải nội dung liên quan đến tổng quan thuế xuất nhập khẩu, hướng dẫn thực hành tra cứu và thực thi cam kết thuế xuất nhập khẩu, quy tắc xuất xứ, và cách thức tiếp cận thị trường các nước thành viên một cách hiệu quả. Tại phiên thảo luận, với sự tham gia hướng dẫn của các cán bộ phụ trách trực tiếp, Hội nghị đã giúp tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp thông qua việc giải đáp những tình huống thực tế mà một số doanh nghiệp hiện đang gặp phải khi đang có nhu cầu tìm hiểu và xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP cũng như các nước thành viên liên minh châu Âu.

Trong lĩnh vực dịch vụ - đầu tư, các diễn giả tập trung giới thiệu các nghĩa vụ, nguyên tắc cơ bản về mở cửa cửa thị trường, xỏa bỏ rào cản đối với dịch vụ - đầu tư, cam kết liên quan tới khuyến khích và bảo hộ đầu tư, và hướng dẫn cấu trúc, cách đọc hiểu và tra cứu cam kết dịch vụ - đầu tư trong Hiệp định CPTPP cũng như Hiệp định EVFTA. Tham gia phiên thảo luận có sự hiện diện của các cán bộ quản lý trực tiếp lĩnh vực dịch vụ - đầu tư của Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Khóa tập huấn cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nói lên tiếng nói của mình, xác định những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trước ngưỡng cửa hội nhập rộng mở mà các FTA thế hệ mới mang lại, để từ đó góp phần tích cực vào việc xây dựng các chính sách thiết thực và hiệu quả, đồng thời định hướng giải pháp nhằm tận dụng tối đa cơ hội, giảm thiểu thách thức, thúc đẩy xuất khẩu nói riêng và phát triển kinh tế nói chung của địa phương.

2. Đón đầu xu hướng dịch chuyển nhà máy vào Việt Nam

Một cuộc khảo sát của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng đầu tư mở rộng tại Trung Quốc sụt giảm từ 55,4% xuống còn 48,1%, trong khi tại Việt Nam tăng từ 35,5% lên 41%.

Nhận định về vị thế của Việt Nam trong bối cảnh hiện tại, ông Hirai Shinji – Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, JETRO đã thực hiện một cuộc khảo sát về hoạt động quốc tế của các công ty Nhật Bản. Kết quả khảo sát cho thấy, đối với các doanh nghiệp (DOANH NGHIỆP) hiện có cơ sở ở nước ngoài và đang có kế hoạch mở rộng hoạt động hơn nữa, tỷ lệ các công ty lựa chọn Trung Quốc là 48,1%.

Kết quả này cho thấy, đây là lần đầu tiên Trung Quốc có tỷ lệ dưới 50%, là một mức giảm đáng kể so với năm trước (55,4%). Việt Nam đứng thứ hai với 41%, lần đầu tiên vượt 40%. Chênh lệch giữa Việt Nam và Trung Quốc thu hẹp xuống còn 7,1% từ mức 19,9% của năm trước. Điều này lại cho thấy, về việc mở rộng đầu tư quốc tế đối với DOANH NGHIỆP Nhật Bản, Trung Quốc đang suy giảm vị thế, trong khi Việt Nam đang trên đà bắt kịp.

Dẫn thông tin từ cuộc khảo sát, ông Hirai Shinji cho biết thêm, khi xét về tái cấu trúc chuỗi cung ứng, trong số tất cả các công ty tham gia khảo sát, tổng cộng 170 nguồn cung ứng đã được chuyển đổi (bao gồm chuyển đổi một phần và có kế hoạch chuyển đổi) trước tác động của bảo hộ thương mại. Về nguồn cung sau khi chuyển đổi, tỷ lệ DOANH NGHIỆP trả lời “Việt Nam” và “Thái Lan” lần lượt là 24,1% và 13,5%. Nhìn vào các mô hình tái cơ cấu chính của nguồn cung, đứng đầu là chuyển đổi từ Trung Quốc sang Việt Nam chiếm 22,4%, tiếp theo là chuyển đổi từ Trung Quốc sang Thái Lan với 8,2%.

“Những con số trên cho thấy, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong mắt nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn địa điểm đầu tư sản xuất, đặc biệt là đối với các DOANH NGHIỆP Nhật Bản. Việt Nam đã chứng minh là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhờ cơ sở hạ tầng và tiêu chuẩn sống ngày càng được nâng cao. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, Việt Nam được kỳ vọng vẫn sẽ là thị trường kinh doanh đầy tiềm năng” - ông Hirai Shinji nói.

Nhìn chung, làn sóng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu càng được thể hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hết dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19 và Việt Nam đang nổi lên như một ứng cử viên hàng đầu về địa điểm đầu tư. Điều này có được nhờ nền kinh tế luôn vận động không ngừng, nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư linh hoạt, cùng với các hiệp định thương mại được ký kết gần đây. Theo báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu mới được công bố của Oxford Economics, Việt Nam có triển vọng phục hồi kinh tế là tươi sáng nhất và là nền kinh tế duy nhất ở khu vực đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020 tại khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, các DOANH NGHIỆP Việt Nam cũng đang đối mặt với không ít thách thức trước xu hướng này. Để tận dụng cơ hội từ xu hướng thiết lập và mở rộng nhà máy tại Việt Nam của các tập đoàn quốc tế, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Hirai Shinji cho rằng, các nhà sản xuất Việt Nam cần nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng việc cập nhật máy móc, công nghệ mới, tăng năng suất, giảm tiêu hao, nâng cao trình độ nhân viên.

Việt Nam sẽ đối mặt với thực tế là nhiều ngành nghề sẽ gặp phải khó khăn, thách thức trước xu hướng đa dạng hóa cơ sở sản xuất của các công ty nước ngoài. Cụ thể như ngành chế tạo, dù tỷ lệ thu mua nội địa của Việt Nam từ sau năm 2010 dần có sự gia tăng, nhưng nếu nói tỷ lệ gia tăng cao những năm gần đây thì chưa, bởi so với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… khoảng cách vẫn chưa được rút ngắn.

Theo ông Hirai Shinji, việc tạo điều kiện, tạo cơ hội giúp các DOANH NGHIỆP hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp sản xuất và công nghiệp hỗ trợ tiếp cận thiết bị máy móc tiên tiến, cập nhật công nghệ kinh doanh thông minh, khám phá các giải pháp gia công kim loại hiệu quả, cũng như các giải pháp để nâng cấp sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm; hoặc giúp kết nối, gặp gỡ trực tiếp, tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh ở lĩnh vực này trong tương lai… là rất cần thiết để đón đầu xu hướng này theo hướng hiệu quả nhất./.

3. 'Cú hích' để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ là cơ sở, tiền đề cho các bộ, ngành nghiên cứu đưa ra các chính sách cụ thể để giải quyết các vấn đề nội tại, nhằm tiếp tục thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới.

Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Nhận thấy được tầm quan trọng đó, thời gian qua, ngành công nghiệp hỗ trợ đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và định hướng là một trong những ngành ưu tiên phát triển và được ưu đãi đầu tư. Nghị quyết 115/NQ-CP được Chính phủ ban hành ngày 6/8/2020 thể hiện quyết tâm của Chính phủ phát triển công nghiệp hỗ trong giai đoạn 5, 10 năm tới. Trong đó, với các mục tiêu đặt ra sẽ là các chỉ tiêu lớn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phấn đấu, phát triển đóng góp cho nền kinh tế đất nước.

Bên cạnh đó, việc tác động của dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua đã cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn đối với chuỗi giá trị ngành sản xuất toàn cầu. Việc đưa ra cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong giai đoạn này là một trong những giải pháp cấp thiết, không chỉ giúp phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, mà còn tác động đến toàn ngành công nghiệp nói riêng và sự phát triển bền vững kinh tế Việt Nam nói chung trong dài hạn.

Hy vọng đây sẽ là tiền đề cho các bộ, ngành, địa phương đưa ra nhiều chính sách cụ thể để giải quyết các vấn đề nội tại của ngành và tạo ra giá trị gia tăng cao.

Nghị quyết nêu 7 nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, bao gồm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách; đảm bảo và huy động hiệu quả nguồn lực phát triển công nghiệp hỗ trợ; giải pháp về tài chính, tín dụng; phát triển chuỗi giá trị trong nước; phát triển và bảo vệ thị trường; nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; thông tin truyền thông, thống kê và cơ sở dữ liệu. Nhóm giải pháp này đã được rà soát, tham vấn kỹ lưỡng về tính khả thi và hiệu quả dựa trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Để đạt được các mục tiêu, cơ quan, đơn vị các cấp quản lý nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ cần sự quyết tâm, nỗ lực, phối hợp tập trung thực hiện 7 nhóm giải pháp nêu trên.

 Để triển khai hiệu quả Nghị quyết 115 của Chính phủ, Bộ Công thương sẽ xây dựng kế hoạch hành động triển khai chi tiết các nhiệm vụ đặt ra. Bên cạnh đó, Bộ Công thương sẽ có các văn bản thông báo đến các bộ, ngành và địa phương để tích cực phối hợp triển khai các nhiệm vụ này.

Trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị để sửa đổi, bổ sung, xây dựng trình các cấp thẩm quyền ban hành và ban hành một số cơ chế chính sách như: sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ và Quyết định số 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 để phù hợp với quan điểm, định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ thực tiễn hiện nay.

Đồng thời, Bộ Công thương cũng xây dựng các chính sách cho các ngành công nghiệp hạ nguồn nhằm tạo dung lượng thị trường phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ nội địa và thu hút đầu tư. Ví dụ như: Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giầy đến năm 2030, tầm nhìn 2035; sửa đổi các qui định nhằm khuyến khích ngành sản xuất, lắp ráp ô tô nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nước; xây dựng nghị định phát triển ngành cơ khí trọng điểm…

7 nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ           

Nghị quyết nêu 7 nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, bao gồm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách; đảm bảo và huy động hiệu quả nguồn lực phát triển công nghiệp hỗ trợ; giải pháp về tài chính, tín dụng; phát triển chuỗi giá trị trong nước; phát triển và bảo vệ thị trường; nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; thông tin truyền thông, thống kê và cơ sở dữ liệu.

 Cơ hội phát triển doanh nghiệp sản xuất, công nghiệp hỗ trợ

Việc tiếp cận với công nghệ tiên tiến, gặp trực tiếp đối tác sẽ giúp doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, giúp các doanh nghiệp sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh, củng cố vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu…

Ngày 23/10 tại TP. Hồ Chí Minh, chuỗi triển lãm trực tuyến chuyên ngành sản xuất, gia công cơ khí và công nghiệp hỗ trợ METALEX Vietnam – Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ 2020 đã chính thức được khai mạc. Chuỗi triển lãm sẽ diễn ra trong ngày 23 và 24/10, hứa hẹn tạo nên nền tảng kết nối hiệu quả giữa các doanh nghiệp (DOANH NGHIỆP) sản xuất trong và ngoài nước, đặc biệt là giữa các DOANH NGHIỆP Việt Nam và Nhật Bản.

Phát biểu tại lễ khai mạc. Tổng Giám đốc Công ty Reed Tradex Vietnam (đơn vị tổ chức triển lãm METALEX Vietnam 2020) cho biết, chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide là sự kiện công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Suga kể từ lúc lên thay người tiền nhiệm.

Đây là dấu hiệu cho thấy sự khăng khít trong mối quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực. Trong chuyến thăm lần này, ông Suga cũng khẳng định Nhật Bản và Việt Nam sẽ tăng cường kết nối gữa hai nền kinh tế, thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại và thực hiện đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

TheoTrưởng Văn phòng Đại diện (VPĐD) Japan External Trade Organization (JETRO) tại TP. Hồ Chí Minh, để Việt Nam duy trì vị thế là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất đối với các công ty sản xuất Nhật Bản khi mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, việc phát triển các cụm công nghiệp thông qua tăng cường mạng lưới kinh doanh giữa các công ty Nhật Bản và địa phương nhằm thúc đẩy công nghệ sản xuất tiên tiến là vô cùng cần thiết.

“VPĐD JETRO tại TP. Hồ Chí Minh có kế hoạch thực hiện nhiều dự án khác nhau để giúp phát triển mối quan hệ của các DOANH NGHIỆP Nhật Bản và DOANH NGHIỆP Việt Nam. Một trong những sự kiện chính trong chuỗi các dự án là “Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ 2020” nhằm thúc đẩy sự hợp tác kinh doanh thành công giữa các DOANH NGHIỆP hai nước, góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam…” - ông Hirai Shinji nói.

Ghi nhận tại sự kiện cho thấy, triển lãm METALEX Vietnam vẫn có vị thế là một triển lãm quốc tế khi chào đón hơn một trăm nhà triển lãm từ Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác, thu hút được khoảng 5.000 khách tham dự trực tuyến.

Bên cạnh phần triển lãm, kết nối DOANH NGHIỆP, Ban Tổ chức cũng phối hợp cùng Hội Khoa học Kỹ thuật hàn Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến “Ngành hàn trong xu hướng hội nhập” với sự hiện diện của các chuyên gia trong ngành của Việt Nam và Nhật Bản.

Sự kiện còn diễn ra hai hội thảo khác nhằm giới thiệu các công nghệ và giải pháp phục vụ cho công nghiệp 4.0 gồm “IRONCAD: Giải pháp thiết kế 3D nhanh chóng và đơn giản nhất” được chủ trì bởi đại diện Công ty CreativeMachine Ltd (Nhật Bản) và “Công nghệ tiên tiến và nhà máy thông minh cho công nghiệp 4.0” do đại diện Công ty TNHH Mitutoyo Việt Nam trình bày./.

Việt Nam cần phát triển ngành công nghiệp phụ trợ bền vững, có tính cạnh tranh

Theo Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Mawe, Việt Nam đang có cơ hội đặc biệt để trở thành “trung tâm sản xuất tiếp theo của châu Á”. Để hiện thực hóa viễn cảnh này, điều cốt lõi là phải phát triển một ngành công nghiệp phụ trợ bền vững, có tính cạnh tranh.

Chia sẻ về chính sách của Việt Nam nhằm thúc đẩy các ngành CNHT, Theo Phó Trưởng phòng Công nghiệp hỗ trợ (Bộ Công thương) cho biết, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều quy định nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Điển hình như: Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển các ngành CNHT; Quyết định 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển CNHT từ năm 2016 – 2025; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp (DOANH NGHIỆP) vừa và nhỏ… Chính phủ mới đây đã có Nghị quyết 115 được coi là sự thúc đẩy rất mạnh cho phát triển ngành CNHT của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng đẩy mạnh triển khai một số chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNHT, ví dụ như: các dự án hợp tác với Tập đoàn Samsung trong Chương trình phát triển nhà cung cấp, Chương trình đào tạo chuyên gia tư vấn Việt Nam; hợp tác với Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc đào tạo cán bộ xây dựng chính sách và cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực CNHT; hợp tác với Nhật Bản về CNHT trong khuôn khổ chiến lược công nghiệp hóa Việt Nam – Nhật Bản; hợp tác với IFC (World Bank) triển khai thực hiện chương trình thí điểm phát triển nhà cung cấp của Việt Nam…

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ DOANH NGHIỆP CNHT của Chính phủ đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DOANH NGHIỆP, cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, góp phần đáp ứng nhu cầu cho sản xuất nội địa.

Ở góc độ DOANH NGHIỆP, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần MEECO Việt Nam (chuyên cung khuôn mẫu, cấp linh kiện cơ khí phục vụ ngành điện tử, ô tô xe máy) cho biết, MEECO mới thành lập được 4 năm nhưng đã có một lượng khách hàng ổn định là những DOANH NGHIỆP Nhật và DOANH NGHIỆP Việt. Sự thành công của công ty một phần là nhờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua các chương trình. Sự hỗ trợ đó, đâu đó mọi người vẫn nghĩ nó ở trên giấy, nhưng nếu DOANH NGHIỆP quan tâm một cách thấu đáo và đúng mức thì chắc chắn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho DOANH NGHIỆP có thể đầu tư theo chiều sâu (công nghệ mới hẳn, quy mô lớn hơn).

Doanh nghiệp cần hỗ trợ gì?

Theo Đại sứ Ann Mawe, Việt Nam đang có cơ hội đặc biệt để củng cố vị thế của mình như một lựa chọn sản xuất thay thế hàng đầu. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn hơn. Đó là tăng giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng, thay vì chỉ tăng giá trị thương mại một cách đơn thuần. Việt Nam cần phát triển ngành CNHT một cách bền vững bằng cách tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, cũng như nâng cao hiệu quả của dây chuyền sản xuất. Đại sứ Ann Mawe khẳng định, về lĩnh vực này, Thụy Điển có nhiều kinh nghiệm và sẵn sàng hỗ trợ để Việt Nam được trang bị tốt nhất nhằm tiến tới nền công nghiệp 4.0; đồng thời nắm bắt các cơ hội mà chuyển dịch chuỗi cung ứng và EVFTA mang lại.

Yêu cầu đặt ra là như vậy, nhưng thực tế, các DOANH NGHIỆP ngành CNHT Việt Nam cũng đang gặp phải nhiều thách thức.Chia sẻ về những khó khăn của các DOANH NGHIỆP ngành CNHT Việt Nam, ông Phúc cho biết, một khó khăn mà DOANH NGHIỆP vẫn đang lúng túng và chưa giải quyết được đó là hạ tầng hỗ trợ. Các DOANH NGHIỆP vừa và nhỏ phải thuê nhà xưởng với chi phí khá cao tại các khu công nghiệp, nếu muốn thuê một nhà xưởng quy mô từ 1 - 2 ha là một thách thức. Do đó, bên cạnh việc hỗ trợ về thiết bị khi nhập khẩu thì các DOANH NGHIỆP vừa và nhỏ mong muốn được hỗ trợ về hạ tầng, về thuê nhà xưởng với ưu đãi hơn cho DOANH NGHIỆP.

Một khó khăn khác là về quy mô. Theo ông Phúc, quy mô sẽ ảnh hưởng tới giá thành bán ra, nếu chọn phân khúc không phù hợp với năng lực của mình sẽ không cạnh tranh được về giá với các DOANH NGHIỆP lớn, sản xuất quy mô hàng loạt của Trung Quốc. DOANH NGHIỆP có thể lựa chọn “thị trường ngách”, đòi hỏi tính tùy biến cao theo nhu cầu của khách hàng, đòi hỏi hộ tinh xảo, độ khó cao hơn thì mới có lợi thế.

Trong ngắn hạn, các DOANH NGHIỆP còn gặp rất nhiều khó khăn trong câu chuyện kết nối. Ông Phúc cho rằng, về hỗ trợ việc kết nối, hiện có rất nhiều cơ quan nhà nước "xắn tay" vào, tuy nhiên ở đâu đó đang có sự chồng chéo. Nhiều ngành, nhiều bộ, nhiều hiệp hội cùng làm trong khi các format (chương trình) cũng na ná nhau. Do đó, cần có cách nào để tiết kiệm nguồn lực hơn, có chọn lọc hơn thì thông tin được sàng lọc và kết nối đúng theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, nhiều DOANH NGHIỆP cũng cho rằng, về tín dụng, hiện tại, các DOANH NGHIỆP ngành CNHT đang nhận được sự hỗ trợ tương đối tốt từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho vốn đầu tư nhưng chính sách về hỗ trợ vốn lưu động vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của DOANH NGHIỆP. Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn như hiện nay thì chính sách hỗ trợ vốn lưu động hiệu quả sẽ giúp DOANH NGHIỆP vượt qua được giai đoạn này khi có vốn trả lương cho nhân viên, các chi phí thường xuyên khác, nguyên vật liệu, vật tư tiêu hao.

Ngoài ra, DOANH NGHIỆP hiện nay cũng rất thiếu thông tin về các chính sách hỗ trợ. Do đó, cần có một quy hoạch chính sách sao cho DOANH NGHIỆP có được một bức tranh tổng thể hơn về tất cả những hỗ trợ từ các bộ, ngành để khi DOANH NGHIỆP đầu tư vào ngành CNHT, tránh tình trạng DOANH NGHIỆP rơi vào cảnh “thầy bói xem voi”, tức là thông tin không đầy đủ. Khắc phục được những khó khăn trên, DOANH NGHIỆP ngành CNHT Việt Nam tự tin rằng sẽ có được năng lực cạnh tranh tốt hơn, để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.