BÁO CÁO CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC THÁNG 05/2020 (28-10-2020)

I.Các hoạt động phục vụ thuận lợi hóa thương mại tình hình trong nước

 

1.  Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025

 

 Chính phủ thông qua Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 (tại Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020) với những giải pháp toàn diện và nguồn lực cụ thể làm cơ sở cho việc triển khai nhiều hoạt động liên quan tới thương mại điện tử trong giai đoạn 05 năm tới.Mục tiêu của Kế hoạch là đưa thương mại điện tử trở thành một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Dự kiến văn bản sẽ có tác động lớn đến sự phát triển của thị trường TMĐT Việt Nam, vươn lên vị trí thứ hai Đông Nam Á vào năm 2025 và trở thành thị trường TMĐT tiềm năng nhất khu vực.

Tiếp nối Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ) và Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020 (Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ), Bộ Công Thương đã trình Chính phủ đề xuất xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 và được Chính phủ thông qua tại Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020.

Dưới đây là các hoạt động thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử theo Quyết định 645/QĐ-TTg:

Bộ Công Thương  Các bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương          Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử 2021 - 2025, hàng năm tổng hợp tình hình triển khai và đề xuất các giải pháp vượt thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, tổng kết tình hình thực hiện vào năm kết thúc Kế hoạch tổng thể.    2021  2025

Các bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương        Ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan tới việc quản lý hoạt động thương mại điện tử, bao gồm:

- Các quy định pháp luật điều chỉnh những mô hình thương mại điện tử trên các nền tảng công nghệ mới;

- Các quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, quản lý hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới

- Các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử;

- Các quy định pháp luật về an toàn thông tin và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử.

Nghiên cứu, đề xuất, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh những phương thức kinh doanh và đối tượng mới phát sinh trong hoạt động thương mại điện tử.          2021  2025

Mở rộng và củng cố năng lực của Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử www.online.gov.vn, coi đây là cốt lõi của cơ chế giám sát và thực thi quản lý nhà nước về thương mại điện tử.       

Thiết lập cơ chế hợp tác song phương về thương mại điện tử với một số đối tác thương mại lớn trong khu vực nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại điện tử với những thị trường trọng điểm.  

Bộ Công Thương  Bộ Kế hoạch và Đầu tư Rà soát, đề xuất bổ sung danh mục ngành nghề sử dụng trong đăng ký kinh doanh đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử.      

Xây dựng đề án và hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong một số ngành sản xuất và dịch vụ chính, từ đó nhân rộng các mô hình thành công sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Bộ Công Thương  Sở Công Thương các địa phương,Xây dựng hệ thống thống kê trực tuyến; chuẩn hóa biểu mẫu, chỉ tiêu thống kê theo từng thời kỳ phục vụ công tác quản lý điều hành và xây dựng chính sách về thương mại điện tử.   

Xây dựng các chương trình tập huấn cho cán bộ quản lý và chương trình chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử.     

Bộ Công Thương  Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và các tổ chức xã hội nghề nghiệp         Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử, nghiên cứu xây dựng các mô hình thương mại điện tử và khuyến khích doanh nghiệp tham gia.         

Xây dựng và đưa vào vận hành các hệ thống hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử, bao gồm hệ thống hỗ trợ giao dịch trực tuyến tích hợp thanh toán trong thương mại và dịch vụ công, hệ thống quản lý trực tuyến hoạt động hoàn tất đơn hàng và vận chuyển cho thương mại điện tử, hệ thống chứng thực và giao dịch đảm bảo cho thương mại điện tử.      

Xây dựng chương trình “Khởi nghiệp thương mại điện tử” hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh các sản phẩm, giải pháp, mô hình thương mại điện tử. 

Xây dựng, tổ chức các sự kiện, giải thưởng quốc gia thúc đẩy phát triển thương mại điện tử.    

Bộ Tài Chính. Bộ Công Thương, Bố trí kinh phí thường xuyên hàng năm cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để thực hiện các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch tổng thể và các dự án, đề án thuộc Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia; tổng hợp chung trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.      

Tổ chức thực hiện các cơ chế nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng hóa thông quan tại cửa khẩu trong các giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới. 

Bộ Tài chính. Các bộ ngành, địa phương, Rà soát, bổ sung, ban hành mới các quy định pháp luật hướng dẫn về quy trình phát hành hóa đơn trong giao dịch thương mại điện tử, có cơ chế khuyến khích người dân và doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử.   

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường hiệu quả quản lý thuế trong hoạt động thương mại điện tử.     Hoàn thiện hệ thống Hải quan điện tử, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và kết nối Cơ chế một cửa ASEAN, phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, bảo hiểm và các dịch vụ khác có liên quan.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Các bộ ngành, địa phương,Xây dựng và đưa vào vận hành, khai thác hệ thống đấu thầu qua mạng tổng thể mới (theo mô hình PPP); thực hiện kết nối Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia với các hệ thống Chính phủ điện tử, hệ thống TMĐT khác.   

Xây dựng lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2021 - 2025 theo tính chất gói thầu mang tính định lượng với mức độ phù hợp, thiết thực để bảo đảm tính khả thi.   

Đẩy mạnh cung cấp trực tuyến mức độ 4 các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư cũng như các thủ tục khác liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

Ngân hàng nhà nước. Các bộ ngành, địa phương Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thanh toán điện tử để hỗ trợ cho giao dịch thương mại điện tử.     

Thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong thương mại điện tử.              

Ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,Chỉ đạo các ngân hàng và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ trên nền tảng di động, hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử phục vụ nhu cầu giao dịch điện tử của các cá nhân, tổ chức. 

Chỉ đạo xây dựng, phát triển hạ tầng thanh toán bán lẻ và các dịch vụ thanh toán điện tử phục vụ cho giao dịch thương mại điện tử.           

Bộ Giáo dục và Đào tạo          Bộ Công Thương  Ban hành chính sách khuyến khích giảng dạy lĩnh vực thương mại điện tử, đẩy mạnh đào tạo chính quy về thương mại điện tử trong các trường đại học; khuyến khích ứng dụng đào tạo trực tuyến, xây dựng hệ thống học liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy về thương mại điện tử.

Bộ Thông tin và Truyền thông         Các Bộ ngành, địa phương      Triển khai đồng bộ Kế hoạch tổng thể này với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, gắn kết sự phát triển của thương mại điện tử với Chính phủ điện tử.      

Ban hành chính sách, xây dựng và hoàn thiện các nền tảng, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin cho hoạt động thương mại điện tử.         Chỉ đạo hoàn thiện hệ thống mã địa chỉ, dữ liệu địa chỉ và nền tảng Bản đồ số Việt Nam, nâng cao hiệu quả của hoạt động vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong thương mại điện tử Xây dựng và hoàn thiện các bộ tiêu chuẩn về trao đổi thông tin trong giao dịch thương mại đối với mã QR code, Barcode và công nghệ nền tảng phục vụ việc định danh và xác thực điện tử người sử dụng trong hoạt động thương mại điện tử        Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông xây dựng các chuyên mục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về thương mại điện tử và phổ biến kiến thức, kỹ năng liên quan cho người dân, doanh nghiệp.

Bộ Khoa học và Công nghệ,Các bộ ngành, địa phương Ban hành chính sách và xây dựng cơ chế khuyến khích hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử.         

Xây dựng đề án và hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp bằng các mô hình kinh doanh thương mại điện tử mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến.Phát triển các sản phẩm, giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong từng công đoạn của chu trình kinh doanh.   

VOV, VTV, Thông tấn xã Việt Nam          Các bộ ngành, địa phương. Xây dựng các chuyên mục, nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về thương mại điện tử và phổ biến kiến thức, kỹ năng ứng dụng TMĐT cho người dân, doanh nghiệp.       

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, các hiệp hội ngành hàng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam  Các bộ ngành, địa phương       Xây dựng, triển khai các đề án hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử và chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hàng năm tiến hành điều tra, khảo sát và công bố kết quả đánh giá mức độ ứng dụng TMĐT trong cộng đồng doanh nghiệp.Tổ chức các hoạt động đào tạo, nâng cao kỹ năng thương mại điện tử cho doanh nghiệp theo ngành hàng và lĩnh vực kinh doanh            

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Bộ Công Thương Căn cứ vào tình hình ứng dụng TMĐT thực tế tại địa phương, xây dựng Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 của địa phương mình, phê duyệt và bố trí ngân sách để triển khai thực hiện.     

Nghiên cứu việc xây dựng cơ chế, bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử, chỉ đạo Sở Công Thương bố trí cán bộ để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Xây dựng, đào tạo lực lượng cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử ở địa phương có chuyên môn sâu đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.  

Nâng cao năng lực cho đội ngũ thực thi pháp luật về TMĐT (thanh tra, công an, viện kiểm sát, tòa án) tại các địa phương thông qua việc thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng TMĐT, trang bị các phương tiện hiện đại để hỗ trợ việc theo dõi, giám sát, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm các hoạt động TMĐT trên môi trường trực tuyến.    

Đẩy mạnh hoạt động thống kê về TMĐT, đưa hoạt động này thành nhiệm vụ thường xuyên của Sở Công Thương nhằm phục vụ thiết thực công tác quản lý điều hành và xây dựng chính sách về TMĐT.Cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên toàn bộ các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư, các thủ tục khác liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho doanh nghiệp về TMĐT theo các chủ đề chuyên sâu, phù hợp với địa phương và lĩnh vực kinh doanh.  Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Công Thương về tình hình thực hiện Kế hoạch tại địa phương.        

2.  Thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại các thị trường thành viên Hiệp định CPTPP

Thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại các thị trường thành viên Hiệp định CPTPP đã và đang tích cực hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã thu thập và cung cấp các thông tin liên quan đến các đơn hàng mua sắm chính phủ của Singapore nhằm phục vụ các sản phẩm thiết yếu cho người dân Singapore trong bối cảnh dịch bệnh. Qua đó, hỗ trợ kết nối được nhiều hợp đồng xuất khẩu nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam sang thị trường. Đồng thời, làm việc với đại diện hãng Hàng không quốc gia Việt Nam tại Singapore để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam vận chuyển hàng mẫu miễn phí và vận chuyển hàng hoá với mức giá ưu đãi sang địa bàn.

Thương vụ Việt Nam tại Australia mới ứng dụng Viet-Aus Trade trong việc tìm kiếm các nhà nhập khẩu Australia và nhà xuất Việt Nam theo sản phẩm, cung cấp danh sách các doanh nghiệp Australia đang có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể tìm hiểu, so sánh thuế nhập khẩu vào Australia theo các Hiệp định Thương mại tự do để tận dụng các lợi thế của các Hiệp định này; tra cứu điều kiện an toàn sinh học nhập khẩu hàng hóa vào Australia.

Riêng đối với mặt hàng khẩu trang và đồ bảo hộ cá nhân phòng dịch có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh: Đây là một mặt hàng giúp nhiều doanh nghiệp có thể đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19 gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhu cầu tăng đột biến khiến cho thị trường xuất khẩu các mặt hàng trên tăng trưởng nóng và có dấu hiệu không kiểm soát được về mặt chất lượng, tạo nguy cơ ảnh hưởng đến hình ảnh hàng xuất khẩu của Việt Nam. Một số sản phẩm khẩu trang vải, khẩu trang y tế không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với tiêu chuẩn, đặc điểm của người nước ngoài. Có doanh nghiệp sử dụng giấy chứng nhận được phát hành bởi đơn vị chứng nhận không chuyên nghiệp, không đủ thẩm quyền hoặc không được ủy quyền cấp xác nhận cho các sản phẩm liên quan. Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang và đồ bảo hộ cá nhân cần tìm hiểu kỹ về các đơn vị có chức năng tư vấn, thử nghiệm, kiểm định và chứng nhận tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp, đặc biệt khi doanh nghiệp muốn cấp chứng nhận CE để xuất khẩu vào thị trường EU và chứng nhận FDA để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có vướng mắc về nhãn CE đối với mặt hàng khẩu trang. Do vậy, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Âu đã tóm tắt các qui định về CE và cung cấp danh sách các cơ quan chịu trách nhiệm về chứng nhận CE tại các nước thành viên EU như sau:

Đối với khẩu trang vải thông thường không phải CE. Đối với khẩu trang y tế cần nhãn CE khi xuất khẩu vào thị trường EU.

Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh, EU đã có thông báo nới lỏng các tiêu chuẩn cho các mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế. Chi tiết xem tại đây.

Một sản phẩm nếu gắn nhãn CE đồng nghĩa với việc nó có thể lưu thông tự do trong thị trường châu Âu, được pháp luật của Liên minh châu Âu công nhận.

Khi một sản phẩm có dấu CE có nghĩa là sản phẩm đó đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, sức khoẻ, và bảo vệ môi trường của EU.

Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking.

Thông thường các sản phẩm muốn gắn nhãn CE thì phải được sản xuất theo các tiêu chuẩn được thông qua bởi CEN, CENELEC và ETSI, và các tiêu chuẩn được công bố trên Tạp chí chính thức là tiêu chuẩn hài hòa, được cho là phù hợp với các yêu cầu của các Chỉ thị EU. Một nhà sản xuất có thể chọn không sử dụng các tiêu chuẩn EU hài hòa, nhưng sau đó phải chứng minh rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu an toàn cơ bản trước khi lưu hành trên thị trường EU.

Nhà sản xuất có sản phẩm thỏa mãn các quy định của EU có thể nộp đơn đến các tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn được cấp phép ở bất cứ nước thành viên EU nào để được cấp chứng nhận tiêu chuẩn EU. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, nhà sản xuất có thể đóng nhãn CE cho sản phẩm của mình và công bố sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn EU.

Tuy nhiên, đối với một số sản phẩm, nhà sản xuất có thể lựa chọn tự đánh giá sản phẩm của mình là phù hợp với các yêu cầu của EU và gắn nhãn CE sau khi tuyên bố sản phẩm hợp chuẩn. Tuy nhiên, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tuyên bố của mình. Các nhà sản xuất cần cân nhắc trước khi tuyên bố hợp chuẩn:

•        Đảm bảo sản phẩm phù hợp với tất cả các yêu cầu trên toàn EU;

•        Xác định xem liệu có thể tự đánh giá sản phẩm của mình là hợp chuẩn hay cần phải có chứng nhận của cơ quan tiêu chuẩn của EU được chỉ định;

•        Lập một bộ tài liệu kỹ thuật phù hợp;

•        Dự thảo và ký một tuyên bố sản phẩm hợp chuẩn EU;

•        Khi sản phẩm được gắn nhãn CE, nếu cơ quan có thẩm quyền của EU yêu cầu, nhà sản xuất phải cung cấp cho họ tất cả thông tin và tài liệu hỗ trợ liên quan đến việc gắn nhãn CE.

Đối với các sản phẩm có rủi ro an toàn cao hơn các cơ quan cấp giấy chứng nhận CE bắt buộc phải kiểm tra độ an toàn trước khi cấp giấy chứng nhận.

Trên góc độ quản lý, mục đích của việc dán nhãn CE chủ yếu là để làm đơn giản hóa quá trình kiểm tra đối với một số mặt hàng của các cơ quan kiểm soát quốc gia các nước thành viên EU. Mặc dù vậy, đối với người tiêu dùng EU, nhãn CE được coi như một chứng nhận về chất lượng.

Không phải tất cả các sản phẩm phải có dấu CE. Dấu CE chỉ bắt buộc đối với các sản phẩm có thông số kỹ thuật của EU. Một số sản phẩm phải tuân theo một số yêu cầu của EU cùng một lúc. Các nhà sản xuất phải đảm bảo rằng sản phẩm của họ tuân thủ tất cả các yêu cầu có liên quan trước khi gắn nhãn CE. Nghiêm cấm gắn nhãn CE vào các sản phẩm mà thông số kỹ thuật của EU không tồn tại hoặc không yêu cầu gắn dấu CE.

25 nhóm sản phẩm yêu cầu phải dán nhãn CE theo Chỉ thị cách tiếp cận mới:

•        Thiết bị y tế cấy ghép hoạt động;

•        Thiết bị đốt nhiên liệu khí;

•        Các sản phẩm dùng để lắp đặt cáp treo được thiết kế để chở người;

•        Các sản phẩm xây dựng;

•        Các sản phẩm liên quan đến năng lượng;

•        Các thiết bị, hệ thống điện, điện từ tương thích;

•        Thiết bị và hệ thống bảo vệ dự định sử dụng trong môi trường có khả năng gây nổ;

•        Chất nổ dùng trong dân dụng;

•        Nồi hơi nước nóng;

•        Thiết bị y tế chẩn đoán in vitro;

•        Thang máy;

•        Các thiết bị điện hạ thế;

•        Máy móc;

•        Dụng cụ đo lường;

•        Các thiết bị y tế;

•        Các sản phẩm phát thải tiếng ồn trong môi trường;

•        Các dụng cụ cân không tự động;

•        Thiết bị bảo vệ cá nhân;

•        Thiết bị áp suất;

•        Pháo hoa;

•        Thiết bị đầu cuối đài phát thanh và viễn thông;

•        Các sản phẩm giải trí;

•        Hạn chế các chất độc hại trong các thiết bị điện và điện tử;

•        Đồ chơi;

•        Bình áp lực đơn giản.

Việc dán nhãn CE lên sản phẩm cũng được EU quy định nghiêm ngặt. Với mỗi sản phẩm khác nhau quy định về việc dán nhãn cũng sẽ khác nhau. Một số quy định chung như sau:

•        Kích thước của biểu tượng dấu “CE” khi tăng hay giảm thì tỷ lệ vẫn phải được giữ nguyên;

•        Dấu “CE” được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước không được nhỏ hơn 5mm;

•        Dấu “CE” phải đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất.