![](/media/cache/0b/76/0b76b97423f70b5ff76d7242f891adfb.jpg)
I.Các hoạt động phục vụ thuận lợi hóa thương mại tình hình trong nước
- Bổ sung 9.400 triệu đồng hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chính phủ cũng đã, đang đưa ra các chính sách rất tích cực như hỗ trợ tài chính, tín dụng cho cộng đồng doanh nghiệp cùng người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19. Hiện nay, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ, và siêu nhỏ vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định bổ sung 9,4 tỷ đồng từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề của ngân sách trung ương năm 2021 để hỗ trợ các tổ chức hiệp hội thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021.
Theo Thông tư 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do- anh nghiệp nhỏ và vừa được hướng dẫn việc đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh, đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp; tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trực tuyến, chương trình đào tạo trên phương tiện thông tin đại chúng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% tổng chi phí tổ chức một khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh; hỗ trợ 100% học phí đối với học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa có trụ sở tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ khi tham gia khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh và quản trị kinh doanh chuyên sâu.
Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 khiến hoạt động của các doanh nghiệp chậm phục hồi, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để tiếp tục hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định bổ sung 9,4 tỷ đồng từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp giáo dục– đào tạo và dạy nghề của ngân sách trung ương năm 2021 để hỗ trợ các tổ chức hiệp hội thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán số kinh phí được bổ sung bảo đảm đúng quy định, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch. Giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xử lý cụ thể theo quy định; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, số liệu báo cáo
- Gia hạn thời gian nộp thuế
Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục vượt qua những khó khăn, ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, Chính phủ giao Bộ Tài chính dự thảo nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất với 5 đối tượng doanh nghiệp tiếp tục được đề xuất gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất trong năm 2021.
Theo dự thảo nghị định, các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; sản xuất, chế biến thực phẩm; xây dựng…); doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế (vận tải kho bãi; hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch;…); doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, sản phẩm cơ khí trọng điểm; doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh ng- hiệp nhỏ và vừa; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 sẽ được áp dụng gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất.
Nghị định dự thảo:
- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế TNDN tạm nộp của quý II, quý II kỳ tính thuế TNDN năm 2021 của doanh nghiệp, tổ chức thuộc đôi tượng được quy định tại nghị định này. Thời gian gia hạn là 3 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế TNDN theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Đối với thuế GTGT, thuế TNCN của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh: gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNCN đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2021 của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế, lĩnh vực thuộc đối tượng được gia hạn nêu trên. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp số tiền thuế đuợc gia hạn tại khoản này chậm nhất là ngày 31/12/2021.
- Đối với tiền thuê đất, dự kiến gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với số tiền phải nộp kỳ đầu năm 2021 của doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân thuộc đối tượng được gia hạn, đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết định hoặc hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê
- Tỷ lệ thực hiện cam kết trong Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của một số quốc gia trên thế giới
Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại (TFA) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời với mục tiêu:
• Tạo thuận lợi thương mại, đảm bảo công bằng giữa thuận lợi và tuân thủ luật pháp;
• Thúc đẩy việc vận chuyển, thông quan hàng hóa;
• Đẩy mạnh sự phối hợp giữa hải quan và các cơ quan khác;
• Nâng cao hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực.
Nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển điều chỉnh các hoạt động thương mại của họ phù hợp với Hiệp định TFA, chương trình Hỗ trợ Tạo thuận lợi Thương mại (TFSP) được khởi động vào tháng 6/2014, hỗ trợ thiết thực và theo nhu cầu của các quốc gia để:
• Xác định các hạn chế và điểm nghẽn hiện có đối với thương mại xuyên biên giới;
• Thiết kế và lập kế hoạch thực hiện các cải cách;
• Tăng cường khả năng dự đoán, tính minh bạch và sự hài hòa của các hệ thống và thủ tục phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh. Các hoạt động của TFSP bao gồm:
• Thực hiện đánh giá khoảng cách giữa các cam kết trong Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của WTO với việc thực hiện thực tế các kế hoạch hành động cải cách
• Hỗ trợ thành lập và củng cố các Ủy ban Tạo thuận lợi thương mại Quốc gia
• Hỗ trợ thiết kế các phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro để thông quan biên giới
• Chuẩn bị cho việc triển khai một cửa
• Hỗ trợ phê chuẩn và thông báo TFA của WTO
• Tạo điều kiện chia sẻ kiến thức
• Tận dụng các mối quan hệ đối tác toàn cầu và khu vực để đảm bảo cung cấp hỗ trợ tối ưu
Kể từ khi thành lập, chương trình đã hỗ trợ thực hiện TFA cho gần 50 quốc gia, hầu hết là các quốc gia kém phát triển nhất.
Ngoài chương trình Hỗ trợ Tạo thuận lợi Thương mại, các quốc gia thành viên của WTO cũng thực hiện nhiều cải cách theo các cam kết trong Hiệp định TFA, đạt được nhiều kết quả có tính hiệu quả cao. Theo Ban Thư ký của WTO, tỷ lệ thực hiện các cam kết TFA tính đến ngày 03/4/2021 của các nước thành viên đạt mức 69,7% (trong đó, tỷ lệ thực hiện của các nước phát triển là 100%, của các nước đang phát triển đất hàng năm. Thời gian gia hạn là 6 tháng kể từ ngày 31/5/2021.
Trình tự, thủ tục gia hạn được quy định như sau: Người nộp thuế trực tiếp kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế thuộc đối tượng được gia hạn gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất lần đầu hoặc thay thế khi phát hiện có sai sót theo mẫu phụ lục ban hành kèm theo nghị định này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một lần cho toàn bộ các kỳ của các sắc thuế và tiền thuê đất được gia hạn, cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế theo tháng (hoặc theo quý) theo quy định.
Trường hợp Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất không nộp cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế tháng (hoặc theo quý) thì thời hạn nộp chậm nhất là ngày 20/5/2021, cơ quan quản lý thuế vẫn thực hiện gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất của các kỳ phát sinh được gia hạn trước thời điểm nộp Giấy đề nghị gia hạn, là 70,3% và của các nước kém phát triển nhất là 35,9%.
Với mong muốn xác định các kết quả tích cực cũng như các khía cạnh để cải thiện việc thực hiện Hiệp định TFA, ngày 03/04/2021, Ủy ban Tạo thuận lợi Thương mại của WTO đã thông qua một lộ trình đánh giá những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện TFA . Lộ trình này sẽ kết thúc việc rà soát vào cuối năm, nhằm hoàn thành trước Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 12 diễn ra vào cuối năm 2021.
Ủy ban Tạo thuận lợi Thương mại của WTO, cũng tiếp tục thảo luận về vấn đề tạo thuận lợi thương mại trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19. Có thêm sáu nước (Canada, Hàn Quốc, Mexico, Singapore, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ) đồng ký kết hỗ trợ việc giải phóng hàng hóa toàn cầu kịp thời và hiệu quả thông qua việc đẩy nhanh thực hiện TFA.
Việt Nam là một trong những nước đang nỗ lực thực hiện các cam kết trong Hiệp định TFA cũng như các giải pháp tạo thuận lợi thương mại có hiệu quả cao, đặc biệt là trong thời kỳ mới, bảo đảm mục tiêu “kép” là khống chế dịch và phục hồi tăng trưởng
- Hải quan tiếp tục cải cách tạo thuận lợi thương mại giảm chi phí cho doanh nghiệp
Phó Chánh văn phòng Tổng cục Hải quan, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, cơ quan hải quan không ngừng nỗ lực thực hiện cải cách, hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính để giảm thời gian, giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Thời gian qua, cơ quan hải quan đã nỗ lực trong việc đẩy mạnh hoạt động giao dịch thương mại qua biên giới, chủ yếu tập trung vào công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan và triển khai các giải pháp phát triển dịch vụ logistics theo Quyết định số 200/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
Trên thực tế, việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) là ưu tiên của Chính phủ. Trên các bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế uy tín, Việt Nam đã có nhiều thành tích đáng ghi nhận: Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam theo xếp hạng năm 2019 của Diễn đàn kinh tế thế giới tăng 3,5 điểm và tăng 10 bậc; kết quả cải thiện Môi trường kinh doanh theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2020 tăng 1,2 điểm.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đánh giá, cơ quan hải quan đã làm rất tốt việc cắt giảm thời gian thông quan hàng hóa, Việt Nam có khoảng 12 triệu hồ sơ xuất nhập khẩu, nhưng cơ quan hải quan đã cắt giảm từ 62 giờ xuống 56 giờ với hồ sơ nhập khẩu, từ 58 giờ xuống 55 giờ với hồ sơ xuất khẩu.
Theo kết quả tại báo cáo Chỉ số đánh giá Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính 2020 (APCI 2020) của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ, để thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến giao dịch thương mại qua biên giới, trong đó có thủ tục hải quan, trung bình mỗi DN phải bỏ ra khoảng 7,3 giờ, chi phí trực tiếp là xấp xỉ 3 triệu đồng.
Tính bình quân thời gian của tất cả các DN tự thực hiện TTHC về hải quan và thủ tục liên quan đến logistics tham gia khảo sát thì thời gian DN dành để tìm hiểu thông tin là 1,3 giờ/TTHC.
Về thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ của TTHC hải quan, các DN tự thực hiện TTHC ghi nhận mức 2,4 giờ (thấp hơn mức thời gian trung bình dùng cho chuẩn bị hồ sơ của TTHC khác). Theo chia sẻ từ các DN đã thực hiện, thời gian thực tế làm việc với cán bộ hải quan chỉ khoảng từ 15-30 phút, còn lại chủ yếu là thời gian đi lại, chờ đợi và làm thủ tục với các bên dịch vụ logistics để lấy hàng.
Với thực tế nêu trên, để tạo thuận lợi thương mại cần có sự chung tay của các bộ, ngành liên quan tham gia vào quá trình giải quyết TTHC, trong đó thủ tục hải quan chỉ là một khâu quan trọng.
Tích cực cụ thể hóa Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng ghi nhận, cơ quan hải quan cũng đã thực hiện các thủ tục hải quan điện tử, nên DN không phải mang trực tiếp hồ sơ đến hải quan, giảm tiếp xúc với công chức hải quan sẽ cắt giảm chi phí không chính thức. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo thuận lợi thương mại qua biên giới, cần cải cách đơn giản thủ tục KTCN tại cửa khẩu.
Những năm qua, cơ quan hải quan đã không ngừng nỗ lực thực hiện cải cách, hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính để giảm thời gian, giảm chi phí, tạo thuận lợi cho DN. Hiện nay, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đang thực hiện Quyết định 38/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, theo hướng cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện KTCN tại cửa khẩu (trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch...).
Lợi ích của việc này là việc cắt giảm đầu mối DN phải thực hiện thủ tục hành chính so với trước đây rất nhiều. Theo đó, cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu; quyết định phương thức kiểm tra (kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm); thực hiện kiểm tra hồ sơ.
Theo khảo sát APCI 2020, trung bình mỗi DN phải bỏ ra 12,2 giờ và gần 2 triệu đồng chi phí trực tiếp để thực hiện một thủ tục KTCN.
Còn theo Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID đánh giá tác động của đề án KTCN một cách độc lập, khách quan, phần nào thấy được hiệu quả mang lại cho cộng đồng DN và cả nền kinh tế.
Tỷ lệ số tờ khai kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trong một năm cắt giảm được theo mô hình mới so với mô hình hiện tại khoảng 54,4% (chưa tính đến việc giảm số lô hàng kiểm tra do đề án đề xuất tăng đối tượng được miễn kiểm tra). Căn cứ tỷ lệ KTCN năm 2019 do Tổng cục Hải quan cung cấp, ước tính giá trị tiết kiệm cho nền kinh tế khi áp dụng mô hình mới lên đến 399 triệu USD mỗi năm./.
- Cải cách kiểm tra chuyên ngành: Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt trong hội nhập
Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 169/QĐ-BTC về kế hoạch triển khai Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu giai đoạn 2021 - 2023, trong đó, hướng đến tiết giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Lực lượng chuyên ngành kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu.
Tại Quyết định 169/QĐ-BTC của Bộ Tài chính có đề cập đến việc khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Xin ông cho biết nhận xét của mình về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc xây dựng Nghị định nêu trên đối với việc triển khai đề án?
Việc xây dựng và ban hành Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu là rất cần thiết để thực hiện Quyết định 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chủ trương, chính sách thì đã có, đã rõ, vấn đề quan trọng và ưu tiên hiện nay là cần nhanh chóng thể chế hoá các chủ trương, chính sách này. Chúng tôi hy vọng Nghị định này sẽ nhanh chóng được đưa vào chương trình xây dựng pháp luật trong năm nay và sẽ được ban hành sớm.
Khi mô hình mới triển khai, doanh nghiệp làm thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm chủ yếu giao dịch với một đầu mối là cơ quan Hải quan. Đây có phải là điều kiện giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí và cơ quan quản lý sẽ thực hiện tốt vai trò quản lý của mình, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu không thưa ông?
Theo tôi, các giải pháp được thực hiện trong mô hình mới không chỉ hướng tới việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước trong công tác kiểm tra chuyên ngành mà còn xuất phát từ lợi ích chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp. Đó là giảm chi phí, giảm thời gian thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, việc đẩy nhanh cắt giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Đề án vừa được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyết định 38 đã khá rõ về quy trình, thủ tục kiểm tra chuyên ngành cũng như xác định rõ về cơ quan đầu mối, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong quá trình giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp, các phương thức kiểm tra (kiểm tra chặt; kiểm tra thông thường; kiểm tra giảm).
Đặc biệt, Đề án đã nêu việc áp dụng chuyển đổi phương thức kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường, từ kiểm tra thông thường sang kiểm tra giảm theo mặt hàng để giảm tối đa lô hàng cần phải kiểm tra… Đề án cũng đã xác định rõ yêu cầu áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, thống nhất và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan… Đây là những nội dung cải cách rất quan trọng, sẽ giúp cho việc giải quyết thủ tục hành chính trở nên nhanh chóng, thuận tiện và minh bạch hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.
Chúng tôi hi vọng rằng những nội dung cải cách quan trọng mà Đề án đưa ra sẽ sớm được hiện thực hoá tại Nghị định, truyền tải đầy đủ tinh thần cải cách của Chính phủ trong quy định pháp luật này, cũng như cả quá trình thực thi sau này.
Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp một năm hơn 881 tỷ đồng
Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã đánh giá tác động của Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu giai đoạn 2021 - 2023 một cách độc lập, khách quan, cho thấy: Mô hình mới sẽ giúp tỷ lệ số tờ khai kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trong một năm cắt giảm khoảng 54,4%. Tổng số ngày kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm doanh nghiệp tiết kiệm được khi áp dụng mô hình mới so với mô hình hiện tại trong một năm là 2.484.038 ngày. Chi phí tiết kiệm được cho doanh nghiệp trong một năm nhờ số ngày cắt giảm là hơn 881 tỷ đồng (xấp xỉ 37,8 triệu USD).
Đối với nền kinh tế, khi mô hình mới được triển khai sẽ giúp cắt giảm số lô hàng cần phải kiểm tra dẫn đến giảm thiểu chi phí thương mại do giảm yêu cầu về hàng tồn kho và vốn cho phép kinh doanh sản xuất hiệu quả hơn. Theo đó, sẽ khuyến khích tăng trưởng, đặc biệt đối với các nhà sản xuất và nhà phân phối, thúc đẩy xuất khẩu và tăng sản lượng cuối cùng, mang lại nhiều cơ hội hiệu quả hơn cho nền kinh tế. Ước tính giá trị tiết kiệm cho nền kinh tế khi áp dụng mô hình mới lên đến 399 triệu USD mỗi năm.
- KẾ HOẠCH Tổ chức Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt (17-05-2021)
- MỜI THAM GIA HỘI CHỢ FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT NĂM 2024 (17-05-2021)
- Mời tham gia Đoàn giao dịch thương mại và đầu tư tại Cộng hoà Ba Lan, Cộng hoà Séc và Thụy Sỹ (17-05-2021)
- Triển lãm và Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về công nghệ sản xuất và chế biến Rau, Hoa, Quả HORTEX VIETNAM 2025 (17-05-2021)
- “Hội chợ Triển lãm Xúc tiến Thương mại Vùng Biên giới - Đồng Tháp năm 2024”. (17-05-2021)