BÁO CÁO CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC THÁNG 04/2020 (28-10-2020)

I.Các hoạt động phục vụ thuận lợi hóa thương mại tình hình trong nước

 

1. Một số quy định, chính sách liên quan mới được ban hành tháng 4/2020

39/2020/NĐ-CP   Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Cuba giai đoạn 2020 - 2023         40/2020/NĐ-CP   Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công

41/2020/NĐ-CP   Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất 08/04/2020 45/2020/NĐ-CP     Về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử        Nghị định46/2020/NĐ-CP, Quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan

60/NQ-CP   Về xuất khẩu khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19          13/2020/QĐ-TTg Về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam        

14/2020/QĐ-TTg Ban hành Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

Quyết định683/QĐ-BTC

Ban hành Danh mục dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gian năm 2020   

Quyết định1304/QĐ-TCHQ    Phê duyệt Đề án thí điểm tham vấn một lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần

Thông tư

07/2020/TT-BCT Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Di-lân

Thông tư 08/2020/TT-BCT     Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Cuba

Thông tư 06/2020/TT-BNNPTNT

Sửa đổi, bổ sung Điều 2 của Thông tư số 10/2019/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam         Công văn2392/TCHQ-GSQL  Về chính sách quản lý khí N2O nhập khẩu dùng cho thực phẩm

 - Một số thông báo liên quan của các nước thành viên WTO

Mã văn bản (theo WTO)         Nội dung     Ngày thông báo    Quốc gia

G/SPS/N/RUS/178/Add.1,Dỡ bỏ hạn chế tạm thời đối với hàng thủy sản tươi sống (Mã HS: 0306, 0307, 0308)nhập khẩu vào Liên bang Nga và quá cảnh qua lãnh thổ do những thay đổi trong đánh giá tác động dịch COVID-19tại Trung Quốc   G/MA/QR/N/CRI/3/Add.1, Giấy phép xuất khẩu cho các sản phẩm cụ thể, có nguy cơ thiếu hụt do tình trạng khẩn cấp về sức khỏe do bệnh COVID-19 gây ra       G/MA/QR/N/AUS/3/Add.1,Biện pháp tạm thời để ngăn chặn xuất khẩu thương mại các thiết bị bảo vệ cá nhân và thuốc khử trùng cần thiết để chống lại đại dịch COVID-19  

G/C/W/777 Tuyên bố về buôn bán hàng hóa thiết yếu phòng chống dịch COVID-19          16/4/2020   New Zealand

G/MA/W/150, G/C/W/778, Các biện pháp nhằm đảm bảo dòng chảy thương mại đối với hàng hóa thiết yếu phòng dịch COVID-19          

G/SPS/N/PHL/458

G/SPS/N/PHL/459         Chấp nhận và Hướng dẫn về Giấy chứng nhận sức khỏe xuất khẩu điện tử trong thời gian kiểm dịch cộng đồng nâng cao             G/SPS/N/TPKM/526, Tạm thời thay thế cho việc xuất trình Giấy chứng nhận thú y và kiểm dịch thực vật gốc trong điều kiện đại dịch COVID-19          G/SPS/GEN/1771 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật điện tử nhằm tạo thuận lợi, liên quan đến các vấn đề gây ra bởi đại dịch COVID-19     

G/MA/W/148,Đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu do COVID-19   

G/MA/W/147, Các biện pháp tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu vật tư khẩu trang y tế (phẫu thuật) và vệ sinh cho các nhà nhập khẩu  

G/MA/QR/N/KOR/2/Add.1,Cấm xuất khẩu tạm thời các sản phẩm thiết yếu cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người và ngăn ngừa sự thiếu hụt nghiêm trọng trước tình hình dịch bệnh COVID-19          

G/SPS/N/ZAF/66 Các thỏa thuận thay thế cho việc sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật gốc do tác động của COVID-19 đối với dịch vụ vận chuyển hàng không và chuyển phát nhanh.         

G/SPS/N/USA/3135/Add.2, Gia hạn thời gian đánh giá, công nhận phòng thí nghiệm phân tích thực phẩm do diễn biến về dịch bệnh COVID-19    09/4/2020   G/TFA/N/EU/1/Rev.2          Một số biện pháp tạm thời mà EU đã áp dụng để đối phó với đại dịch COVID 19     

G/MA/QR/N/EU/4/Add.1,Thông báo về một biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với việc xuất khẩu một số sản phẩm nhất định phải sản xuất dưới dạng ủy quyền xuất khẩu  

2. doanh nghiệp được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt khi nộp chậm chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)        

 Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt khi nộp chậm chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) do ảnh hưởng từ việc giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID-19

Nhằm tháo gỡ vướng mắc trong việc người khai hải quan không thể có chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) nộp đúng hạn thời gian quy định do một số quốc gia đã áp dụng giải pháp cách ly, phong tỏa xã hội phòng chống dịch COVID-19, Tổng cục Hải quan đã đề xuất một số giải pháp gia như hạn thời hạn nộp bổ sung C/O, chấp nhận bản chụp C/O thay bản gốc C/O tại thời điểm nhập khẩu đối với C/O sử dụng chữ ký và con dấu điện tử.

Đối với việc gia hạn thời hạn nộp bổ sung C/O, Tổng cục  Hải quan kiến nghị áp dụng thời điểm nộp C/O trong giai đoạn dịch bệnh Covid cho tất cả các mẫu C/O là trong thời gian hiệu lực của C/O (căn cứ Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/03/2020, số 02/CT-BTC ngày 13/3/2020 về các nhiệm vụ giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, căn cứ thẩm quyền của Bộ Tài chính quy định tại Điều 27, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 và Điều 32 Nghị định 31/2018/NĐ-CP).

Đối với C/O sử dụng chữ ký và con dấu điện tử, đề xuất chấp nhận bản chụp C/O thay bản gốc C/O tại thời điểm nhập khẩu, nộp bản chụp C/O để được giải phóng/thông quan hàng hóa đối với hàng hóa thuộc diện quản lý nhập khẩu phải nộp C/O.

Tổng cục Hải quan cũng đã dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 05/09/2019 quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (liên quan đến Điều 4 và Điều 7 quy định về trường hợp nộp, hình thức và thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa) để đảm bảo các giải pháp đưa ra nêu trên phù hợp với quy định pháp lý liên quan, phù hợp với quy định tại các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

3. Chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng quả vải tươi xuất khẩu của Việt Nam do tác động của dịch bệnh COVID-19

 Ngày 20/4/2020, Bộ Công thương đã nhận được công hàm số 02/shouan/333 của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) thông báo không thể cử chuyên gia của Cục Bảo vệ thực vật Nhật Bản sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng quả vải tươi xuất khẩu của Việt Nam do tác động của dịch bệnh COVID-19. Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu quả vải tươi xuất khẩu lần đầu tiên sang Nhật Bản, Bộ đã gửi công văn đề nghị đồng chí Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản làm việc với Bộ Nông Nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản để thuyết phục phía Nhật Bản xem xét các giải pháp khác thay cho việc phải cử chuyên gia sang Việt Nam kiểm tra cơ sở khử trùng như tạm thời ủy quyền cho các tổ chức giám định độc lập tại Việt Nam thực hiện việc này trong thời gian trước mắt hoặc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các biện pháp kiểm tra từ xa (kiểm tra trên hồ sơ và kiểm tra thông qua truyền hình trực tiếp các cơ sở khử trùng). Đồng thời, Bộ cũng có công thư gửi Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đề nghị Bộ MAFF xem xét các biện pháp đặc biệt, sáng tạo trong bối cảnh dịch bệnh, tạo thuận lợi cho xuất khẩu quả vải tươi vào Nhật Bản phù hợp với tinh thần Tuyên bố chung Nhật Bản – ASEAN về Sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch COVID-19.

3. cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (cơ chế REX) của các khối và quốc gia nói trên được áp dụng tại Việt Nam

 Theo thông báo của Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, thời hạn cuối cùng đăng ký chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ là 30/6/2020. Từ thời điểm cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (cơ chế REX) của các khối và quốc gia nói trên được áp dụng tại Việt Nam kể từ ngày 01/01/2019, khi xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải đăng ký và thực hiện việc chứng nhận REX thay cho việc đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu A. Hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp chưa có mã số REX vẫn được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu A trong thời gian chuyển tiếp theo quy định của Ủy ban châu Âu. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU), Na Uy, Thụy Sỹ, Bộ Công Thương đã đề xuất EU gia hạn thời hạn đăng ký mã số REX đối với Việt Nam thêm sáu tháng đến thời điểm cuối cùng là ngày 30/6/2020 và đã được EU chấp nhận. Sau thời hạn này, cơ quan hải quan EU, Na Uy, Thụy Sỹ sẽ không chấp nhận C/O mẫu A để cho hưởng ưu đãi thuế quan theo GSP.Bộ Công Thương cũng đã ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiếp nhận đăng ký mã số REX cho doanh nghiệp theo Quyết định số 4173/QĐ-BCT ngày 06/11/2018 và có văn bản đề nghị VCCI chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh hướng dẫn doanh nghiệp chưa đăng ký mã số REX, hoàn thiện thống nhất quy trình, khẩn trương đăng ký mã số REX cho các doanh nghiệp.

4. Các doanh nghiệp sẽ được tiếp cận công nghệ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh, kỹ năng quản lý doanh nghiệp và nguồn vốn

 Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển của Việt Nam, ngày 15/4/2020, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký trực tuyến một thỏa thuận trị giá 42 triệu USD với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam. Qua Thỏa thuận này, các doanh nghiệp sẽ được tiếp cận công nghệ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh, kỹ năng quản lý doanh nghiệp và nguồn vốn. Mục tiêu của Thỏa thuận là thúc đẩy hơn nữa tinh thần khởi nghiệp kinh doanh, kết nối sâu rộng các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam với các tập đoàn, quỹ đầu tư và các tổ chức hỗ trợ khác trong hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo quốc tế, đồng thời củng cố nguồn nhân lực chất lượng cao cần thiết cho một nền kinh tế vững mạnh dựa trên tri thức.

Nhận thấy các doanh nghiệp hiện nay đang rất cần vốn lưu động để duy trì sản xuất kinh doanh, việc phải đóng 10% thuế VAT và phải đợi đến cuối năm mới được hoàn trả sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, đồng thời, cũng khó để thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) đã gửi công văn đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bổ sung nội dung dự thảo Nghị quyết “Về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19”. Trong đó, kiến nghị giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% nhằm kích cầu cho các ngành trong và ngay sau dịch; đề nghị bổ sung quy định “giảm 50% tiền thuê đất trong thời hạn 9 tháng đối với các doanh nghiệp lưu trú du lịch (khách sạn, khu nghỉ dưỡng...)

5. nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động từ dịch COVID-19

 Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê, tính chung 4 tháng đầu năm 2020, cả nước có 37,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 445,2 nghìn tỷ đồng, giảm 13,2% về số doanh nghiệp, giảm 17,9% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019. Do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19 nên số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 22,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 33,6%. Tuy nhiên, còn có 17,8 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 2,1% so với 4 tháng đầu năm 2019, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 4 tháng/2020 lên 55,4 nghìn doanh nghiệp.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong 4 tháng đầu năm 2020 ước tính tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019 lên 162,83tỷ USD.

Riêng tháng 4/2020, hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước có sự giảm sút do đây là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở các thị trường đối tác trên thế giới của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 19,7 tỷ USD, giảm 18,4% so với tháng 3/2020, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 20,4 tỷ USD, giảm 7,9%.

6. Quy định cụ thể về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN

Nhằm đơn giản hoá và hài hoà hoá các quy định về việc di chuyển, thương mại và hải quan, thiết lập một hệ thống quá cảnh hiệu quả, tối ưu, tích hợp hài hoà trong ASEAN, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 quy định cụ thể về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan, góp phần giảm chi phí và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc hoạt động quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN, đảm bảo yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan.

Ngoài các quy định nêu trên, Nghị định còn nêu rõ về chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp thực hiện hoạt động quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN (Hệ thống ACTS); về bảo lãnh, đặt cọc và thu hồi nợ thuế hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua ACTS.

Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS được xác định gồm:

- Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS xuất phát từ Việt Nam, quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác phải tuân thủ chính sách quản lý đối với hàng hóa quá cảnh của nước quá cảnh;

- Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS qua các nước thành viên ASEAN khác và nhập khẩu vào Việt Nam phải tuân thủ chính sách quản lý đối với hàng hóa quá cảnh của các nước thành viên khác và chính sách quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu của pháp luật có liên quan của Việt Nam;

- Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS qua Việt Nam phải tuân thủ chính sách quản lý đối với hàng hóa quá cảnh theo quy định của pháp luật có liên quan.

Việc thu phí, lệ phí tại Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS qua lãnh thổ Việt Nam chuyển tiêu thụ nội địa tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa theo quy định hiện hành của pháp luật về hải quan. Thời hạn thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan.

Trường hợp hàng hóa quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN và nhập khẩu vào Việt Nam thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục tại cửa khẩu nhập theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS kết thúc tại Chi cục hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2020.

7. Ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Cu Ba

Để thực hiện Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Cuba giai đoạn 2020-2023, vừa tạo khuôn khổ pháp lý ổn định và thông thoáng, vừa thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư song phương, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường của nhau, Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/2020/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam.

Điều kiện để hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là: phải thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này; được nhập khẩu từ Cuba vào Việt Nam; được vận chuyển trực tiếp từ Cuba vào Việt Nam theo quy định của Hiệp định thương mại Việt Nam-Cuba; đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định và có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu VN-CU.

Hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Hiệp định nếu hàng hóa đó thuộc Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định 39/2020/NĐ-CP và có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) nói trên. Theo Hiệp định, hai bên cam kết xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế đối với gần 100% mặt hàng đang nhập khẩu từ thị trường của nhau trong vòng 5 năm.

Nghị định 39/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/5/2020.

8. Thí điểm tham vấn một lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần, giảm thiểu thủ tục cho cộng đồng doanh nghiệp

Nhằm tạo thuận lợi thương mại trong công tác kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá hải quan đối với các Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 1304/QĐ-TCHQ ngày 29/4/2020 phê duyệt Đề án thí điểm tham vấn một lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần, góp phần đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thông quan và giải phóng hàng, giảm khối lượng công việc cho cơ quan hải quan và cộng đồng doanh nghiệp.

Theo đó, kết quả tham vấn của lần xuất khẩu hoặc nhập khẩu trước sẽ được áp dụng cho các lần xuất khẩu hoặc nhập khẩu tiếp theo, giúp giảm thời gian và chi phí của cả cán bộ hải quản và người khai hải quan.

Đề án cũng hướng đến mục tiêu chuẩn hóa kho dữ liệu chuẩn trên Hệ thống quản lý dữ liệu trị giá hải quan (bao gồm các tờ khai đã được kiểm tra và có độ tin cậy cao về mức giá), từ đó thiết lập kho dữ liệu gồm trị giá hải quan do cơ quan Hải quan xác định hoặc chấp nhận, có độ tin cậy cao và được sử dụng chung cho toàn ngành. Hệ thống dịch vụ công trực tuyến HQ36a sẽ cho phép người khai hải quan gửi hồ sơ, theo dõi tình trạng xử lý và tiếp nhận kết quả phát hành Thông báo sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần của cơ quan hải quan thông qua mạng Internet.